Hỗ trợ đồng bào DTTS: Khắc phục bất cập trong chính sách

00:00 - Thứ Tư, 21/01/2015 Lượt xem: 1188 In bài viết
Normal 0 false false false EN-US X-NONE X-NONE /* Style Definitions */ table.MsoNormalTable {mso-style-name:"Table Normal"; mso-tstyle-rowband-size:0; mso-tstyle-colband-size:0; mso-style-noshow:yes; mso-style-priority:99; mso-style-parent:""; mso-padding-alt:0cm 5.4pt 0cm 5.4pt; mso-para-margin:0cm; mso-para-margin-bottom:.0001pt; mso-pagination:widow-orphan; font-size:10.0pt; font-family:"Calibri","sans-serif"; mso-bidi-font-family:"Times New Roman";} Chính sách giảm nghèo, hỗ trợ đồng bào dân tộc thiếu số (DTTS) miền núi và vùng đặc biệt khó khăn được ban hành nhiều, nhưng hiệu lực, hiệu quả chưa cao, còn chồng chéo, trùng lắp.

Trong thời gian qua, với chính sách hỗ trợ và ưu đãi của Đảng và Nhà nước, mặc dù đã có những tiến bộ nhất định về phát triển kinh tế-xã hội, đồng bào dân tộc thiểu số và vùng đặc biệt khó khăn vẫn là khu vực rốn nghèo với tỷ lệ nghèo cao (chiếm hơn 50% hộ nghèo toàn quốc); mức hưởng thụ về tiến bộ xã hội ngày càng dãn ra so với mặt bằng chung cả nước, chất lượng nguồn nhân lực rất thấp, hệ thống chính trị cơ sở yếu kém, tiềm ẩn nhiều nguy cơ bất ổn, phá hoại đại đoàn kết các dân tộc.

Ảnh minh họa.

Các đánh giá gần đây cho thấy người dân tộc thiểu số khu vực miền núi, vùng sâu vùng xa đang được hưởng lợi từ tăng trưởng kinh tế thấp hơn so với các nhóm dân cư khác, tạo ra sự khác biệt và bất bình đẳng trong xã hội. Đây cũng là vấn đề chung của các nước trong giai đoạn chuyển đổi từ nước có mức thu nhập thấp thành nước có mức thu nhập trung bình.

Tại “Hội thảo về trao đổi kinh nghiệm, đề xuất đổi mới chính sách giảm nghèo, hỗ trợ vùng đồng bào dân tộc thiểu số và vùng đặc biệt khó khăn” do Bộ Kế hoạch và Đầu tư tổ chức mới đây tại Hà Nội, Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Văn Hiếu cho rằng chính sách giảm nghèo, hỗ trợ đồng bào dân tộc miền núi và vùng đặc biệt khó khăn được ban hành nhiều, nhưng hiệu lực, hiệu quả chưa cao, còn chồng chéo, trùng lắp, phương thức hỗ trợ giảm nghèo của một số chính sách còn chưa thật phù hợp nên nỗ lực tự vươn lên thoát nghèo của người dân chưa cao, chưa huy động được nguồn lực tối đa từ các bên liên quan, từ nội lực của chính đồng bào dân tộc thiểu số, của vùng đặc biệt khó khăn nơi ẩn chứa nhiều tiềm năng về văn hóa, tài nguyên, nguồn gen động thực vật vô cùng phong phú và quý hiếm.

Còn theo ông Danh Út, Phó Chủ tịch Hội đồng Dân tộc của Quốc hội, hệ thống chính sách phát triển dân tộc, miền núi gồm hơn 170 văn bản quy phạm pháp luật nhưng cơ quan quản lý Nhà nước về dân tộc (Ủy ban Dân tộc) chỉ quản lý trực tiếp hơn 10 chính sách, còn lại do các cơ quan khác đề xuất và theo dõi nên rất phân tán, khó điều hành và giám sát. Hệ thống chính sách này còn nhiều tồn tại như thời gian ngắn, tư duy mang tính nhiệm kỳ; nguồn lực không đảm bảo; cách thức hỗ trợ chưa phù hợp nên thụ động, tạo tâm lý ỷ lại; tổ chức quản lý chồng chéo, thiếu hiệu quả; chính sách hỗ trợ mang tính bình quân, cào bằng…

Tại Hội thảo, nhiều đại biểu cũng đã chia sẻ các bài học thành công của một số mô hình giảm nghèo tại các vùng dân tộc và miền núi thuộc các dự án có yếu tố nước ngoài hỗ trợ. Các mô hình thành công cơ bản phải dựa trên các yếu tố có sự tham gia của cộng đồng, người dân trong việc lập và thực hiện kế hoạch. Việc tham gia của cộng đồng sẽ xác định rõ nhu cầu thực sự của người dân, huy động đóng góp về công sức, vật chất vào việc triển khai kế hoạch và đặc biệt nâng cao vai trò trách nhiệm của người dân. Đối với việc hỗ trợ phát triển sinh kế, nâng cao thu nhập cần tập trung phát triển nông nghiệp dựa trên đặc điểm lợi thế của địa phương, xây dựng liên kết sản xuất tiêu thụ, khơi dậy được động lực của người dân.

Theo ông Hoàng Văn Thành (Tổ chức phi chính phủ Oxfarm), việc nâng cao thu nhập, phát triển sinh kế hướng đến giảm nghèo ở vùng dân tộc thiểu số cần áp dụng các phương pháp khuyến nông phù hợp, dựa trên các tiểu dự án đồng bộ trong ít nhất 2-3 năm, phù hợp với điều kiện đặc thù và tập quán sản xuất, tri thức bản địa, ngôn ngữ và văn hóa dân tộc ở từng thôn bản.

Về các giải pháp nhằm khắc phục, ông Cầm Văn Đoản, Vụ trưởng Vụ Kinh tế nông nghiệp (Bộ Kế hoạch và Đầu tư) cho biết, Bộ Kế hoạch và Đầu tư với tư cách là đơn vị được Thủ tướng Chính phủ giao rà soát sẽ tổng hợp, hoàn thiện báo cáo chung trong đó đưa ra các giải pháp cụ thể theo 6 nguyên tắc điều chỉnh chính sách là: Xử lý chồng chéo, trùng lắp; đồng bộ hóa chính sách hỗ trợ của nhà nước, tập trung nguồn lực; tăng tính linh hoạt của chính sách (trung ương chỉ ban hành chính sách khung); hỗ trợ phát triển sinh kế bền vững theo hướng cạnh tranh, tháo gỡ tâm lý thụ động, ỷ lại…

Theo CP.vn
Bình luận
Back To Top