Tấm lòng Điện Biên

00:00 - Thứ Bảy, 07/03/2015 Lượt xem: 1702 In bài viết
Normal 0 false false false false EN-US X-NONE X-NONE /* Style Definitions */ table.MsoNormalTable {mso-style-name:"Table Normal"; mso-tstyle-rowband-size:0; mso-tstyle-colband-size:0; mso-style-noshow:yes; mso-style-priority:99; mso-style-parent:""; mso-padding-alt:0cm 5.4pt 0cm 5.4pt; mso-para-margin:0cm; mso-para-margin-bottom:.0001pt; mso-pagination:widow-orphan; font-size:10.0pt; font-family:"Calibri","sans-serif"; mso-bidi-font-family:"Times New Roman";} ĐBP - Lòng hiếu khách vốn là truyền thống của người Việt thể hiện qua những câu tục ngữ, ca dao từ xa xưa. Mỗi con người, gia đình khi có khách đến nhà, dù quen hay lạ, thân hay sơ, người Việt Nam dù nghèo cũng cố gắng “nhịn miệng đãi khách”, tiếp đón chu đáo và tiếp đãi với tất cả thịnh tình, khi: “Khách đến nhà chẳng gà thì gỏi”, bởi lẽ: “Đói năm, không bằng đói bữa”. Sự mến khách này càng tăng lên khi ta về những miền quê hẻo lánh, những miền rừng núi xa xôi.

Anh bạn tôi, trong lần đầu tiên đến Điện Biên đã phải thốt lên: Ở đây họ quý người thật đấy! Cái “quý người” này thể hiện rõ nét qua cách giao tiếp, ứng xử của những con người chưa từng gặp gỡ bao giờ, thậm chí bất đồng về ngôn ngữ địa phương, khác biệt về phong tục tập quán, trang phục...

Làm bánh đãi khách ở một gia đình người Mông, huyện Điện Biên Đông.

Chẳng là sau khi đi thăm chợ Mường Thanh ở trung tâm TP. Điện Biên Phủ về, anh kể: Chợ rất đông, người bán kẻ mua rộn rã theo đúng nghĩa của một… cái chợ, nhưng tuyệt nhiên không có tiếng cãi chửi nhau, không có cảnh chen lấn, xô bồ, giành giật thường thấy. Khách mua có thể tham quan, ngắm nghía, lựa chọn rồi mặc cả thoải mái, không mua cũng chẳng sao. Dù chủ hàng là chị có búi tóc cuốn cao (tằng cẩu của người Thái) hay em gái nói giọng Thái Bình, tất cả đều nhẹ nhàng, hiền hòa như dòng Nậm Rốm mùa thu kia vậy. Trên đường đi chợ về với lỉnh kỉnh măng đắng, thịt khô, phong lan rừng... lại lơ đễnh vì mải ngắm những tà áo cóm của thiếu nữ Thái khiến anh suýt đâm phải một anh cũng đi xe máy ngược chiều. Phanh dúi dụi và sẵn sàng tinh thần để hứng một tràng mắng không mấy dễ nghe, thì thật bất ngờ anh nhận được một nụ cười “vàng chóe” (người Mông có tập quán bọc răng vàng) kèm câu nói cũng bất ngờ không kém: “May quá! Chưa đâm phải nhau”. Nghe anh bạn tôi kể với giọng đầy hào hứng pha chút nể phục, bất chợt tôi nghĩ: Tiếc là anh không ở đây lâu để cùng tôi trải nghiệm cho hết đất và người Điện Biên, chắc là anh sẽ còn nhiều lần phải “nể” nữa. Tự nhiên thấy mình là người may mắn!

Nói về những con người vùng cao Điện Biên mà chúng tôi đã từng được gặp gỡ, được giúp đỡ một cách chân thành vô tư nhất, đã để lại những kỷ niệm, những ấn tượng sâu sắc khó quên. Trong một chuyến công tác tại một bản người Mông vùng sâu, để vào được bản phải lội ngược một con suối mất hơn nửa ngày trời vì ở đây chưa có đường. Sau khi cung cấp thông tin, nhiệt tình giúp đỡ chúng tôi tác nghiệp, anh trưởng bản mời chúng tôi về nghỉ tại nhà anh trong một đêm mưa. Bản nghèo, chưa có điện, dưới ánh sáng lập lòe của bếp lửa, đèn pin, đèn flash từ những chiếc điện thoại mà chúng tôi mang theo, tấm lòng chân thật, hiếu khách của người vùng cao khiến chúng tôi ấm lòng. Mâm cơm đãi khách được gia chủ và những người dân bản chuẩn bị chỉ là con gà nhỏ, vài con cá bống nướng than hoa, rau tự trồng, chai rượu ngô... thỉnh thoảng lại có một anh đội áo mưa đến bổ sung xâu cá nhỏ vừa đánh được dưới suối. Và tâm lý “nhịn miệng đãi khách” được chủ nhà thể hiện như một lẽ đương nhiên khi đĩa thịt gà chỉ dành tiếp cho những vị khách chúng tôi.

Hiếu khách là tấm lòng của người Điện Biên. Ảnh: VŨ LỢI

Vẫn là những chuyến đi đến với đồng bào vùng cao, lần này là một bản có cửa khẩu thông thương với nước bạn Lào. Đồng hành với chúng tôi là bác chủ tịch xã, sau khi xong việc ông cũng mời chúng tôi về nghỉ ở nhà ông - một bản của người dân tộc Lào. Có khách đến, chủ nhà mời thêm vài người hàng xóm lớn tuổi. Sau câu chuyện, một bác bảo tôi: Hôm nay mời nhà báo về nhà tôi “ngủ thăm”! Vốn là dân miền xuôi mới lên, lại nghe loáng thoáng trong những câu chuyện của cánh thanh niên chưa vợ định nghĩa về “ngủ thăm” là liên quan đến tập quán hẹn hò của trai gái vùng cao nên tôi đâm hoảng, tức tốc gọi điện hỏi cậu bạn đồng nghiệp cũng là người địa phương. Nghe tôi trình bày với giọng có phần thiểu não, anh đồng nghiệp bật cười giải thích: “Ngủ thăm” chỉ đơn giản là mời anh về thăm nhà người ta để biết nhà, biết cửa và nghỉ ngơi thôi chứ có gì phải lo! Âu cũng là một bài học vui nhẹ nhàng.

Quay trở lại với anh bạn miền xuôi lên thăm Điện Biên lần đầu của tôi, do điều kiện công việc nên chỉ đến với Điện Biên được ít ngày rồi phải về ngay. Sau khi nghe tôi giới thiệu về bản sắc văn hóa, kể hàng loạt những kỷ niệm trong những chuyến đi đáng nhớ, từ cao nguyên đá Tủa Chùa đến Sín Thầu, Mường Nhé... anh tỏ ra tiếc. Anh bảo: Nhất định trong một dịp gần nhất sẽ thu xếp “phượt” Điện Biên một chuyến. Kiểu gì cũng phải một lần được đến ngã ba biên giới - nơi “một con gà gáy ba nước cùng nghe”, một lần dạo chợ phiên Tả Sìn Thàng thưởng thức “rượu Mông Pê - dê Tủa Chùa”; hay gần hơn là trải nghiệm du lịch văn hóa - ẩm thực bản văn hóa Phiêng Lơi, tắm suối nóng Thanh Luông và quan trọng nhất là được “cảm” tấm chân tình của những con người Điện Biên mến khách.

Phạm Dương
Bình luận
Back To Top