Cảnh báo tình trạng bán “thuốc” dạo ở Điện Biên Đông

00:00 - Thứ Tư, 11/03/2015 Lượt xem: 1311 In bài viết
Normal 0 false false false false EN-US X-NONE X-NONE /* Style Definitions */ table.MsoNormalTable {mso-style-name:"Table Normal"; mso-tstyle-rowband-size:0; mso-tstyle-colband-size:0; mso-style-noshow:yes; mso-style-priority:99; mso-style-parent:""; mso-padding-alt:0cm 5.4pt 0cm 5.4pt; mso-para-margin:0cm; mso-para-margin-bottom:.0001pt; mso-pagination:widow-orphan; font-size:10.0pt; font-family:"Calibri","sans-serif"; mso-bidi-font-family:"Times New Roman";} ĐBP - Hiện nay, tại các xã vùng cao huyện Điện Biên Đông đã và đang xảy ra tình trạng bán “thuốc” dạo. Đó là những gói, lọ “thuốc” chữa bệnh không có nhãn mác, nguồn gốc xuất xứ và hạn sử dụng mà qua lời quảng cáo “đường mật” của người bán, “thuốc” có công năng chữa khỏi nhiều loại bệnh nên không ít người bị thuyết phục và sẵn sàng bỏ tiền mua về sử dụng.

Trong chuyến công tác về bản Mường Tỉnh C, xã Sa Dung (huyện Điện Biên Đông), qua nhà anh Sùng Phổng Dế thấy trong sân đông người tụ tập, chăm chú nghe một phụ nữ giới thiệu về một loại hàng hóa. Tò mò, qua tìm hiểu chúng tôi biết được hàng được giới thiệu là “thuốc” chữa bệnh. Túi đựng “thuốc” gồm rất nhiều gói, lọ với đủ các loại viên nang, bột, thuốc mỡ… Chữ viết trên bao bì, vỏ hộp đều là chữ Trung Quốc và không có ngày sản xuất, hạn sử dụng. Theo lời giới thiệu của người bán, các loại thuốc này chủ yếu dùng để chữa các bệnh đau bụng, đau răng, đau đầu, dạ dày, ngứa, bỏng… Chị Tần Thị Dao, người bán thuốc (huyện Sìn Hồ, tỉnh Lai Châu) cho biết: Số thuốc này được lấy từ chợ Sìn Hồ về bán lại cho người dân các xã trên địa bàn huyện Điện Biên Đông với giá trung bình 70.000 – 80.000 đồng/gói (lọ). Mỗi lần lấy hàng phải bán khoảng 1 – 2 tuần mới hết. Vì sợ các cơ quan chức năng kiểm tra nên phải bán kèm vải vóc và một số vật dụng sinh hoạt khác.

Anh Sùng Phổng Dế, bản Mường Tỉnh C, xã Sa Dung (ĐiệnBiên Đông) mua thuốc từ người bán thuốc dạo.

Sau bài quảng cáo “hoành tráng” của chị Dao, một số người dân trong bản sẵn sàng bỏ ra 200.000 – 300.000 đồng để mua vài lọ “thuốc tiên” về sử dụng. Lúc này, chị Dao vừa trong vai người bán hàng vừa kiêm luôn vai bác sỹ hướng dẫn người dân cách sử dụng thuốc. Tất cả các loại thuốc được bán ở đây đều có chung một cách sử dụng. Đó là thuốc dạng viên uống 3 lần/ngày, mỗi lần 3 – 4 viên; thuốc dạng mỡ bôi 2 lần/ngày lên vùng bị thương. Anh Sùng Phổng Dế cho biết: Những người bán thuốc dạo như chị Dao cứ 1 – 2 tháng lại đến bản mời chào bà con mua. Mỗi lần như thế, mọi người đều hào hứng mua bởi khoảng cách từ bản tới trạm y tế xã quá xa, đi lại khó khăn. Các loại thuốc này hiệu quả mà giá lại rất rẻ. Một lọ thuốc đau đầu gồm 120 viên chỉ có 70.000 đồng mà uống trong vòng 1 tháng, rẻ hơn thuốc ở trạm y tế.

Không chỉ dừng lại ở hình thức chào “hàng” công khai, những người bán thuốc dạo còn nghĩ ra nhiều “chiêu trò” để đánh vào lòng tin, hy vọng chữa khỏi bệnh của người dân. Vì vậy, không chỉ người dân thiếu hiểu biết bị lừa mà ngay cả một số cán bộ xã cũng bị thuyết phục bởi công dụng “thần tiên” mà thuốc mang lại. Anh Lò Văn Hiên, cán bộ địa chính xã Pú Hồng cho biết: Vợ tôi bị chứng bệnh đau đầu từ lâu, chạy chữa nhiều nơi không khỏi. Tình cờ, tôi được người quen cho 10 gói thuốc bột kèm lời giới thiệu thuốc được mua từ Thái Lan nhưng  sản xuất ở Mỹ, có công dụng chữa nhiều loại bệnh, nhất là bệnh đau đầu. Nhìn gói thuốc trông bắt mắt, có ghi chữ nước ngoài nên tôi rất tin tưởng và đưa về cho vợ uống thử thấy đỡ đau. Sau đó, tôi đặt mua loại thuốc này với hy vọng chữa khỏi bệnh đau đầu cho vợ. Nhưng sau hai lần mua hết 2 triệu đồng tiền thuốc mà bệnh tình của vợ vẫn không hề biến chuyển nên không mua nữa.

Trao đổi với chúng tôi về vấn đề này, ông Vũ Văn Luân, Đội trưởng Đội Quản lý thị trường số 7 (huyện Điện Biên Đông) cho biết: Để ngăn chặn tình trạng này, đội đã phối hợp với các cơ quan chức năng của huyện, chính quyền các xã tăng cường kiểm tra, kiểm soát thị trường và tích cực tuyên truyền cho người dân hiểu đúng về các loại thuốc được bán trôi nổi trên thị trường chỉ là một dạng thuốc giảm đau không phải thuốc chữa bệnh, tác dụng phụ của “thuốc chợ” có thể ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe, tính mạng người dân nhằm giúp bà con nâng cao nhận thức, cảnh giác trước lời mời chào, tránh “tiền mất tật mang”. Đồng thời, khuyến cáo bà con lúc đau ốm, bệnh tật phải đến các cơ sở y tế khám, chữa bệnh theo hướng dẫn của y, bác sỹ.

Bài, ảnh: Phạm Trung
Bình luận
Back To Top