Tà Lèng bảo vệ gia súc, gia cầm khi giao mùa

00:00 - Thứ Tư, 11/03/2015 Lượt xem: 1947 In bài viết
Normal 0 false false false false EN-US X-NONE X-NONE /* Style Definitions */ table.MsoNormalTable {mso-style-name:"Table Normal"; mso-tstyle-rowband-size:0; mso-tstyle-colband-size:0; mso-style-noshow:yes; mso-style-priority:99; mso-style-parent:""; mso-padding-alt:0cm 5.4pt 0cm 5.4pt; mso-para-margin:0cm; mso-para-margin-bottom:.0001pt; mso-pagination:widow-orphan; font-size:10.0pt; font-family:"Calibri","sans-serif"; mso-bidi-font-family:"Times New Roman";} ĐBP - Giao mùa là thời điểm đàn gia cầm hay mắc các bệnh cúm; đối với đàn gia súc thường mắc bệnh tụ huyết trùng, nhiệt thán... Đề phòng nguy cơ dịch bệnh có thể xảy ra trên đàn gia súc, gia cầm, nhiều hộ dân ở xã Tà Lèng (TP. Điện Biên Phủ) chủ động tiêm phòng, thực hiện biện pháp phun tiêu độc khử trùng khu vực chuồng trại để bảo vệ vật nuôi.

Anh Quàng Văn Sung, bản Tà Lèng cho biết: Thời tiết chuyển mùa là thời điểm đàn gia cầm dễ nhiễm bệnh. Năm 2013, gia đình tôi bị chết gần 60 con gà, ngan do bị cúm gia cầm. Rút kinh nghiệm, năm nay sau tết gia đình tôi chủ động mua vắc xin tiêm phòng cho đàn gà, vịt, ngan. Bên cạnh đó, tôi chủ động phun khử trùng khu vực chăn nuôi, thực hiện nghiêm ngặt quy trình chăn nuôi, bảo vệ đàn trâu bò.

Nhờ làm tốt công tác phòng chống dịch bệnh, 2 năm trở lại đây đàn dê ở Tà Lèng phát triển khá nhanh.

Chị Hoàng Thị My, bản Tà Lèng có trên 10 con trâu, bò. Chị chia sẻ: Gia súc không chỉ giúp chúng tôi cày bừa, phục vụ sản xuất, mà còn là tài sản lớn. Để chủ động nguồn thức ăn cho gia súc, khi thu hoạch lúa xong gia đình thường xin rơm rạ các hộ trong bản để tích trữ. Những hôm không có điều kiện chăn thả sẽ lấy cỏ khô, rơm khô cho trâu bò ăn. Cải tạo lại diện tích nương để trồng cỏ voi làm thức ăn cho trâu bò. Bên cạnh đó, gia đình chị còn chủ động tiêm phòng vắc xin cho gia súc, không phụ thuộc vào nguồn vắc xin từ Nhà nước. Thời tiết giao mùa gia súc dễ mắc bệnh tụ huyết trùng, lở mồm long móng nên gia đình chủ động tiêm sớm. Còn đối với hộ chị Lý Thị Giàng, bản Tà Lèng: Mặc dù đã qua thời tiết giá buốt, song buổi sáng sớm thời tiết vẫn còn lạnh, nên gia đình chị vẫn che bạt hoặc rơm rạ xung quanh để giữ ấm cho trâu. Bên cạnh đó, cắt cỏ và thái cây chuối trộn lẫn cám, sắn khô cho trâu ăn, chứ không thả sớm, tránh gia súc ăn phải cỏ có nhiều sương muối gây chướng bụng, đầy hơi, giảm sức đề kháng.

Anh Cà Văn Trung, cán bộ thú y xã Tà Lèng cho rằng: Trước đây, khi gia súc bị bệnh, người dân mua thuốc kháng sinh tiêm không đủ liều và không kịp thời, nên xảy ra hiện tượng gia súc chết. Bên cạnh đó, do tập quán chăn thả mang tính tự phát, nhất là chăn nuôi thả rông, nên có khi gia súc chết trên rừng nhiều ngày người dân mới phát hiện. Những năm gần đây, chính quyền xã quan tâm chỉ đạo nhân dân làm chuồng trại che chắn bảo vệ gia súc tránh thời tiết khắc nghiệt. Bên cạnh đó là thông báo lịch tiêm phòng trước 10 ngày đến 2 tuần để các hộ chủ động nhốt gia súc thuận tiện cho việc tiêm phòng. 

Hiện xã Tà Lèng có trên 400 con trâu, bò; gần 500 con dê; 700 con lợn và 7.000 con gia cầm. Đến thời điểm này, đã tiến hành phun phòng 35.000m2 khu vực chuồng trại cho các hộ chăn nuôi. Đến trung tuần tháng 3 xã tiến hành tiêm các mũi vắcxin tụ huyết trùng, ung khí thán cho trâu bò; tụ huyết trùng lợn và LMLM cho trâu, bò.

Thời tiết giao mùa, chính quyền xã tiếp tục tuyên truyền và khuyến cáo nông dân tích cực bảo vệ đàn gia súc bằng các biện pháp: tiêm phòng vắc xin cho gia súc đầy đủ, bổ sung thức ăn tinh bột và cho trâu bò uống nước muỗi pha loãng để tăng sức đề kháng. Khi gia súc bị chết đào hố chôn đúng quy định, không sử dụng thịt gia súc chết và báo cho lực lượng thú y để có biện pháp xử lý kịp thời, khoanh vùng dập dịch.

Bài, ảnh: Kim Ngân
Bình luận
Back To Top