Phòng cháy chữa cháy rừng mùa khô hanh

00:00 - Thứ Tư, 11/03/2015 Lượt xem: 1434 In bài viết
Normal 0 false false false false EN-US X-NONE X-NONE /* Style Definitions */ table.MsoNormalTable {mso-style-name:"Table Normal"; mso-tstyle-rowband-size:0; mso-tstyle-colband-size:0; mso-style-noshow:yes; mso-style-priority:99; mso-style-parent:""; mso-padding-alt:0cm 5.4pt 0cm 5.4pt; mso-para-margin:0cm; mso-para-margin-bottom:.0001pt; mso-pagination:widow-orphan; font-size:10.0pt; font-family:"Calibri","sans-serif"; mso-bidi-font-family:"Times New Roman";} ĐBP - Hiện đang là thời gian cao điểm của mùa khô lại trùng với mùa chuẩn bị làm nương của đồng bào các dân tộc, nên nguy cơ xảy ra cháy rừng rất cao, đặc biệt là những địa bàn xung yếu. Chính vì vậy, ngay từ đầu mùa khô, Chi cục Kiểm lâm đã chủ động triển khai nhiều giải pháp phòng cháy chữa cháy rừng (PCCCR) với phương châm “phòng cháy hơn chữa cháy”.

Diễn tập phòng chống cháy rừng ở TP. Điện Biên Phủ.

Nói về công tác PCCCR, ông Nguyễn Duy Chinh, Chi cục trưởng Chi cục Kiểm lâm cho biết: Chủ động trong công tác PCCCR, ngay từ đầu mùa khô, Chi cục đã xây dựng các văn bản chỉ đạo các đơn vị trực thuộc tăng cường công tác quản lý bảo vệ rừng (QLBVR), PCCCR; tham mưu kiện toàn Ban chỉ huy QLBVR, PCCCR; triển khai thực hiện nghiêm túc, kịp thời các văn bản quy phạm pháp luật, văn bản chỉ đạo của Trung ương, các bộ, ngành và của UBND tỉnh có liên quan về công tác QLBVR, PCCCR. Chi cục cũng chỉ đạo hạt kiểm lâm các huyện, thị xã, thành phố trên địa bàn đẩy mạnh tuyên truyền giáo dục pháp luật đến từng thôn, bản, nhằm nâng cao nhận thức, trách nhiệm của người dân trong việc bảo vệ và phát triển rừng, PCCCR tại cơ sở; củng cố, xây dựng các tổ, đội quần chúng QLBVR, PCCCR và tổ chức ký cam kết bảo vệ rừng tại thôn, bản trên địa bàn toàn tỉnh. Bên cạnh đó, Chi cục đã chỉ đạo hạt kiểm lâm các huyện, thị xã, thành phố xây dựng kế hoạch tăng cường bám sát cơ sở, kiểm tra, giám sát việc thực hiện nhiệm vụ của công chức kiểm lâm phụ trách địa bàn xã; tham mưu giúp cấp uỷ, chính quyền địa phương thực hiện tốt công tác QLBVR, PCCCR nhằm ngăn chặn và xử lý kịp thời những hành vi xâm hại đến tài nguyên rừng. Bố trí lực lượng thường trực, hạt kiểm lâm các huyện, thị xã, thành phố trong mùa khô hanh tại địa bàn cơ sở để tiếp nhận, xử lý kịp thời các vụ cháy rừng; đồng thời, tăng cường công tác phối hợp giữa lực lượng kiểm lâm với lực lượng kiểm lâm tỉnh giáp ranh và các lực lượng: công an, quân sự, biên phòng trong công tác QLBVR, PCCCR. Trong 2 tháng đầu năm 2015, trên địa bàn toàn tỉnh xảy ra 7 vụ cháy rừng, tập trung tại các huyện Tuần Giáo, Điện Biên… Ngay khi xảy ra cháy rừng, cán bộ kiểm lâm địa bàn kịp thời phát hiện và thông báo chính quyền xã huy động lực lượng và phương tiện chữa cháy nên cơ bản hạn chế diện tích rừng bị cháy, không để đám cháy lan ra diện rộng.

Đơn cử như vụ cháy rừng và đất lâm nghiệp xảy ra ngày 23/2 vừa qua tại bản Chiềng An, xã Chiềng Sinh (huyện Tuần Giáo). Nhờ thực hiện tốt phương châm “4 tại chỗ” ngay khi phát hiện đám cháy, 29 người dân bản Tà Cơn, Chiềng An cùng cán bộ kiểm lâm địa bàn, chính quyền địa phương tích cực chữa cháy dập lửa. Sau hơn 4 giờ đối mặt với “giặc lửa”, toàn bộ đám cháy đã được dập tắt hoàn toàn. Tuy nhiên trong điều kiện thời tiết khô hanh, nắng nóng kéo dài việc khoanh vùng chữa cháy cực kỳ khó khăn, tổng diện tích bị cháy là 3,1ha (trong đó, 2,4ha đất có rừng thuộc trạng thái IIA phòng hộ, còn lại 0,7ha diện tích đất trống trạng thái IA). Gần đây nhất ngày 3/3, vụ cháy thảm thực vật tại bản Huổi Hua, xã Núa Ngam (huyện Điện Biên) dù đã được phát hiện, ứng cứu kịp thời khoanh vùng dập lửa, song trong điều kiện thời tiết khắc nghiệt, gió Lào nên ngọn lửa bùng phát và gây cháy lớn, cháy khoảng 3ha thảm cỏ trên đất lâm nghiệp dưới tán rừng. Phương tiện chữa cháy thô sơ, chủ yếu bằng cành cây tươi, cuốc xẻng, dao phát…; 34 người dân trên địa bàn tích cực tham gia chữa cháy nhưng phải gần 10 giờ sau khi phát hiện đám cháy mới được dập tắt hoàn toàn.

Thực tế từ các vụ cháy rừng xảy ra thời gian qua trên địa bàn tỉnh ta cho thấy, dù được phát hiện kịp thời thì việc ứng cứu, chữa cháy là vô cùng khó khăn do địa bàn cháy thường có địa hình phức tạp, đồi núi dốc, chủ yếu ở vùng sâu, vùng xa cộng với phương tiện chữa cháy thô sơ. Vì vậy mỗi người dân nâng cao ý thức, trách nhiệm trong công tác phòng cháy thì sẽ hạn chế thấp nhất thiệt hại do cháy gây ra, góp phần bảo vệ môi trường sinh thái.

Bài, ảnh: Gia Kiệt
Bình luận
Back To Top