Giá trị to lớn từ kho dữ liệu thông tin chuyên ngành DS – KHHGĐ

00:00 - Thứ Tư, 11/03/2015 Lượt xem: 2370 In bài viết
Normal 0 false false false false EN-US X-NONE X-NONE /* Style Definitions */ table.MsoNormalTable {mso-style-name:"Table Normal"; mso-tstyle-rowband-size:0; mso-tstyle-colband-size:0; mso-style-noshow:yes; mso-style-priority:99; mso-style-parent:""; mso-padding-alt:0cm 5.4pt 0cm 5.4pt; mso-para-margin:0cm; mso-para-margin-bottom:.0001pt; mso-pagination:widow-orphan; font-size:10.0pt; font-family:"Calibri","sans-serif"; mso-bidi-font-family:"Times New Roman";} ĐBP - Thông tin về dữ liệu dân số - kế hoạch hóa gia đình (DS – KHHGĐ) có vai trò quan trọng, là thông tin đầu vào không thể thiếu để xây dựng các chỉ tiêu kế hoạch hàng năm trong công tác DS - KHHGĐ cũng như các chỉ tiêu kế hoạch phát triển KTXH của mỗi địa phương. Nhận thức được tầm quan trọng của thông tin về dữ liệu DS-KHHGĐ, trong suốt quá trình hình thành và phát triển của ngành Dân số đã tiến hành việc thu thập tổng hợp các thông tin về DS-KHHGĐ và trong thực tế hơn 10 năm gần đây, ngành đã và đang có hẳn một phần mềm điện tử phục vụ việc cập nhật và quản lý dữ liệu về DS - KHHGĐ.

Với sự kiên trì, bền bỉ và cố gắng của đội ngũ cán bộ làm công tác DS - KHHGĐ các cấp đặc biệt là các cán bộ dân số xã và cộng tác viên (CTV) dân số thôn, bản, đến nay ngành Dân số đã có được một hệ thống kho dữ liệu tương đối lớn và chi tiết.

Kho dữ liệu điện tử DS - KHHGĐ dùng để tổng hợp, tra cứu các số liệu DS - KHHGĐ; đăng nhập vào chương trình người sử dụng để khai thác thông tin các cá nhân từ giới tính, ngày tháng năm sinh, dân tộc, trình độ văn hóa, trình độ chuyên môn, tình trạng hôn nhân, tình trạng cư trú, tình trạng tàn tật… đến các thông tin về sức khỏe sinh sản của phụ nữ 15 - 49 tuổi có chồng, như: sử dụng biện pháp tránh thai, mang thai, sinh con bao nhiêu lần, nạo phá thai… Đặc biệt, phần mềm còn giúp sử dụng khai thác thông tin một cách chính xác, hiệu quả về DS - KHHGĐ và các số liệu báo cáo dân cư theo nhu cầu của người dùng như: Dân số chia theo giới và địa bàn dân cư, dân số và biến động dân số chia theo địa bàn dân cư, danh sách công dân từ 18 tuổi trở lên, trẻ em đến tuổi vào lớp 1, danh sách nam thanh niên làm nghĩa vụ quân sự… Tác dụng lớn nhất của phần mềm này là mỗi khi có sự biến động về dân số, các CTV, cán bộ dân số sẽ không phải sao chép thủ công, bổ sung thông tin từ sổ mới sang sổ cũ hoặc ngược lại, tránh được nhiều sai sót. Đối với hộ có biến động về nhân khẩu, cộng tác viên chỉ cần rút tờ thông tin của hộ đó trong cuốn sổ, chỉnh sửa gửi về Trung tâm DS-KHHGĐ huyện. Sau khi cập nhật, Trung tâm sẽ in ra tờ mới gửi lại để CTV dân số cặp vào vị trí cũ. Điểm tiện dụng nữa của hệ thống cơ sở dữ liệu điện tử là ở chỗ, nếu như trước đây chỉ có CTV dân số thôn bản là nắm rõ từng con người cụ thể tại địa bàn của mình, thì bây giờ cán bộ chuyên trách dân số ở tuyến huyện, tỉnh đều có thể kiểm tra, theo dõi từng con người cụ thể từ tên, tuổi, năm sinh, quan hệ gia đình, dân tộc, trình độ văn hoá, tình trạng cư trú... ở bất cứ địa phương nào trong tỉnh. Đặc biệt, với những phụ nữ có chồng được theo dõi thêm thông tin về các biện pháp tránh thai hiện đại để KHHGĐ, chăm sóc SKSS. Những thành tích nổi bật đạt được của hệ thông tin quản lý chuyên ngành DSGĐTE là cung cấp các thông tin cơ bản cho việc cấp thẻ khám chữa bệnh miễn phí cho trẻ em dưới 6 tuổi và hỗ trợ tích cực cho bầu cử các cấp trong việc lập danh sách cử tri. Mặc dù hệ thông tin quản lý chuyên ngành DS-KHHGĐ mới ban hành, nhưng kết quả thu được đã cho phép khẳng định về tính đúng đắn của hệ thống thông tin này và thực sự đáp ứng yêu cầu quản lý.

Qua nhiều năm thực hiện việc thu thập thông tin về dân số và biến động dân số trong toàn tỉnh, đến nay ngành Dân số tỉnh đã có được một cơ sở dữ liệu dân số toàn tỉnh, được quản lý trong sổ quản lý của CTV dân số thôn bản và đặc biệt quan trọng hơn là những thông tin trên được quản lý qua hệ thống phần mềm dữ liệu dân cư của ngành trên máy tính tại 10/10 trung tâm DS - KHHGĐ các huyện, thị, thành phố, Chi cục DS - KHHGĐ tỉnh và kết nối với mạng máy chủ của Tổng cục DS - KHHGĐ. Những thông tin trong kho dữ liệu điện tử không chỉ đảm bảo các yêu cầu của ngành mà còn đảm bảo độ chính xác hoàn hảo của số liệu cuối cùng. Đồng thời tránh được những vấn đề tiêu cực trong quản lý, cập nhật, phản ảnh, sửa chữa số liệu thực hiện các chỉ tiêu, vì mỗi thông tin đều phải có cơ sở chứng minh, con người cụ thể, địa chỉ cụ thể tại địa phương. Từ khi công tác báo cáo của ngành chuyển từ báo cáo bằng văn bản sang báo cáo bằng điện tử (tháng 4/2013), bước đầu đã tạo thuận lợi đảm bảo đúng thời gian qui định từ báo cáo cấp dưới chuyển lên cấp trên, giảm kinh phí hành chính từ việc chuyển gửi công văn qua đường bưu điện, số liệu báo cáo có độ tin cậy cao.

Có thể thấy, với 1.777 CTV dân số phủ đều 100% thôn bản, tổ dân phố với nhiệm vụ là theo dõi và cập nhật thường xuyên các thông tin phát sinh của từng người trong hộ dân cư; 130 cán bộ dân số xã với trách nhiệm kiểm tra, hướng dẫn CTV dân số thôn bản ghi phiếu thu tin hàng tháng và tổng hợp báo cáo gửi cấp trên; Cán bộ quản trị kho dữ liệu cấp huyện cập nhật thông tin theo đúng quy trình hướng dẫn vào kho dữ liệu điện tử; cán bộ quản trị kho dữ liệu cấp tỉnh trực tiếp kiểm tra, đôn đốc các huyện, thị, TP trực thuộc cập nhật và hoàn thiện thông tin cá nhân, hộ gia đình và thông tin biến động. Chúng ta tin tưởng rằng các thông tin trong kho dữ liệu điện tử sẽ là nguồn thông tin quan trọng giúp các ngành, các cấp, các đơn vị sử dụng để đánh giá, nhận định, dự báo tình hình, hoạch định chính sách, chiến lược, xây dựng kế hoạch hàng năm.

Nguyễn Thị Hải Yến (Chi cục DS – KHHGĐ tỉnh)

Bình luận
Back To Top