Pha cao, pha thấp tự làm khó nhau

00:00 - Thứ Sáu, 13/03/2015 Lượt xem: 1243 In bài viết
Normal 0 false false false false EN-US X-NONE X-NONE /* Style Definitions */ table.MsoNormalTable {mso-style-name:"Table Normal"; mso-tstyle-rowband-size:0; mso-tstyle-colband-size:0; mso-style-noshow:yes; mso-style-priority:99; mso-style-parent:""; mso-padding-alt:0cm 5.4pt 0cm 5.4pt; mso-para-margin:0cm; mso-para-margin-bottom:.0001pt; mso-pagination:widow-orphan; font-size:10.0pt; font-family:"Calibri","sans-serif"; mso-bidi-font-family:"Times New Roman";} ĐBP - Hệ thống đèn pha là một phần không thể thiếu của các phương tiện xe cơ giới. Hệ thống này mang lại nhiều lợi ích cho người điều khiển xe khi tham gia giao thông vào buổi tối. Tuy nhiên việc sử dụng đèn sao cho hợp lý lại là chuyện đáng góp bàn.

Hẳn không ít người khi tham gia giao thông từng một vài lần bị các phương tiện đi ngược chiều bật đèn dọi thẳng mặt. Và thực tế có không ít trường hợp xin đèn mà không chịu hạ pha (đèn chiếu xa) suống cos (đèn chiếu gần) một vài lần không được đã dẫn đến mâu thuẫn, xô xát, hoặc bật pha dọi lại. Việc này vô tình tạo ra thói quen xấu, gây nguy hiểm cho người và phương tiện khi tham gia giao thông ngược chiều.

Anh Trần Văn Quyền chủ quán sửa xe tại Bản Phủ chỉnh pha đèn cho khách.

Tìm hiểu qua một số thợ sửa xe, được biết hiện nay có rất nhiều loại đèn được sử dụng như đèn thường halogen, đèn led siêu sáng, đèn xenon – bi xenon. Trong đó đèn halogen là loại thường, được sử dụng phổ biến nhất hiện nay trong ngành công nghiệp ô tô xe máy. Còn đèn led và xenon là hai loại đèn ra đời sau, có khá nhiều ưu điểm như tuổi thọ cao hơn đèn halogen, có hiệu suất chiếu sáng cao hơn, tiết kiệm điện, cho tài xế có khả năng quan sát tốt hơn khi trời tối. Mặc dù vậy chính các ưu điểm lại trở thành nhược điểm của các loại đèn này. Do cường độ chiếu sáng quá cao, dù là đèn cos hay đèn pha đều gây chói mắt, khó chịu cho người điều khiển giao thông ngược chiều. Một số chủ phương tiện ngoài lắp đèn siêu sáng còn chỉnh pha cho cao hơn bình thường làm chói mắt và rất dễ gây tai nạn giao thông.

Anh Trần Văn Quyền thợ sửa xe máy tại Bản Phủ, xã Noong Hẹt, huyện Điện Biên cho biết: Đèn xe có khá nhiều loại như halogen, xenon – bi xenon, led siêu sáng. Thường thì các bóng được sử dụng ở xe là bóng halogen, nó khá rẻ (thường là mấy chục nghìn một bóng), không quá gây chói mắt nhưng số người sử dụng không nhiều, thường là người cao tuổi. Còn các bóng led và xenon – bi xenon thì đa số là thanh niên mới lắp. 2 loại bóng này rất sáng (gấp 3, 4 lần bóng thường), tiết kiệm điện nhưng dùng thì gây khó chịu cho người đi ngược chiều vì nó sáng quá, gây chói mắt. Một số khách không dùng các bóng siêu sáng thì thường chỉnh cho pha cao hơn, chiếu xa hơn đi đường cho tiện. Nhưng khi chỉnh đèn thì pha gần dọi như pha cao (pha cao thì phải dọi đến gần nóc xe tải).

Anh Nguyễn Văn Giới, một khách hàng chỉnh pha xe máy tại quán anh Quyền cho biết: Bóng cũ mình hơi tối, đi đường hay bị xe khác rọi thẳng mặt, xin đèn mãi không được nên mua bóng led cho sáng, ra quán chỉnh lại pha cho cao rồi lắp luôn bóng led vào. Tối đi đường xe nào xin đèn một hai lần mà không hạ thì bật pha cao rọi cho đỡ bực.

Có thể thấy khi tham gia giao thông vào buổi tối không ai muốn bị dọi đèn cả, vừa gây ức chế vừa làm tăng nguy cơ xảy ra tai nạn giao thông, đặc biệt là trên những đoạn đường xấu. Bằng việc sử dụng pha cao, pha thấp không hợp lý, người tham gia giao thông đang tự làm khó nhau, trong khi chỉ cần mỗi người tự ý thức là có thể tránh được rất nhiều điều đáng tiếc xảy ra khi tham gia giao thông.

Bài, ảnh: Lâm Nhi
Bình luận
Back To Top