Tham nhũng bằng tình dục, thu hồi tài sản thế nào?

00:00 - Chủ Nhật, 15/03/2015 Lượt xem: 1907 In bài viết
Normal 0 false false false false EN-US X-NONE X-NONE /* Style Definitions */ table.MsoNormalTable {mso-style-name:"Table Normal"; mso-tstyle-rowband-size:0; mso-tstyle-colband-size:0; mso-style-noshow:yes; mso-style-priority:99; mso-style-parent:""; mso-padding-alt:0cm 5.4pt 0cm 5.4pt; mso-para-margin:0cm; mso-para-margin-bottom:.0001pt; mso-pagination:widow-orphan; font-size:10.0pt; font-family:"Calibri","sans-serif"; mso-bidi-font-family:"Times New Roman";} Thu hồi tài sản tham nhũng (TSTN) mà chỉ dùng từ tài sản không thôi thì có nhiều thứ chúng ta không áp dụng được, có nhiều hành vi hối lộ chúng ta không áp dụng được như hối lộ tình dục, chạy chức, chạy bằng cấp.

Đó là vấn đề được GS-TS. Lê Hồng Hạnh, nguyên Viện trưởng Viện Khoa học pháp lý (Bộ Tư pháp) đặt ra tại hội thảo: “Thu hồi tài sản tham nhũng - Thực tiễn Việt Nam và kinh nghiệm quốc tế” do Ban Nội chính TƯ tổ chức sáng nay. Ông Hạnh lấy ví dụ, một quan chức đang rất mong muốn có bằng tiến sĩ thì có thể đánh đổi bằng mọi cách để có được bằng tiến sĩ thông qua việc bổ nhiệm con của một ông hiệu trưởng một ĐH nào đó vào vị trí nào đó mà không đủ điều kiện, không đúng quy trình. “Vậy thì khi chúng ta thu hồi tài sản thì thu hồi cái gì ở đây?”, ông Hạnh băn khoăn.

GS-TS. Lê Hồng Hạnh.

Rồi ông ví dụ tiếp tình trạng tham nhũng bằng tình dục. “Giờ một quan chức nhận một giây phút sung sướng nào đó rồi bố trí cho cô gái ấy vào vị trí A, B, C thì thu hồi tài sản tham nhũng như thế nào? Nếu thu hồi tài sản thì không chuẩn trong trường hợp này”, ông Hạnh nêu.

Vì vậy theo ông Hạnh cần tiếp cận TSTN rộng hơn để phù hợp với công ước quốc tế về phòng chống tham nhũng. “Tôi muốn gửi thông điệp trong văn bản chính sách sau này chúng ta làm phải tính đến việc thu hồi TSTN không chỉ là tài sản mà cả lợi ích khác phải hủy. Tức là thu hồi tài sản và hủy tất cả những lợi ích khác do tham nhũng mà có. Nếu không, một lúc nào đó, các quan chức không cần đến tiền bạc, tài sản mà người ta cần sự ăn chơi trác táng thì xử lí thế nào?” ông nhấn mạnh.

Ngoài ra, GS. Hạnh cũng đề nghị việc thu hồi TSTN phải đặt trong tương quan với luật Thuế, luật Đầu tư, Đấu thầu là những lĩnh vực hiện nay đánh giá là cội nguồn của tham nhũng. Ông cũng đề nghị việc thu hồi TSTN không chỉ chờ đến quyết định của tòa án, qua thủ tục hành chính, qua văn bản. Bởi nếu chúng ta làm như thế thì thì không giải quyết được vấn đề.

“Chúng ta có luật Phòng chống tham nhũng, bộ luật Hình sự nhưng sửa đổi đi, sửa đổi lại bao nhiêu lần rồi chúng ta có xác định được vấn đề đâu. Tài sản tham nhũng vẫn nằm trong gia tộc của người tham nhũng, nhà thờ, nhà ở, con cái học hành. Chính vì thế phải có giải pháp đột phá”, ông nói.

Theo ông đột phá ở đây là không cần chờ tới khi có bản án thì mới xử lý được các quyền lợi của kẻ tham nhũng. Bởi thực tế cho thấy có những vụ án tham nhũng quay đi quay lại ba vòng đã mất 10 năm rồi, cứ sơ thẩm - phúc thẩm - giám đốc thẩm lại quay lại sơ thẩm - phúc thẩm- giám đốc thẩm. Phải tạo nền tảng pháp luật không cần đến bản án vẫn thu hồi TSTN được.

GS lấy vụ trung tướng công an ở Quảng Nam xây dựng biệt phủ trên rừng cấm đèo Hải Vân để nói về việc chưa cần đến quyết định bản án nhưng hành vi vi phạm pháp luật rõ ràng rồi thì buộc tự xử lí hoặc cơ quan chính quyền phải thúc đẩy.

“Thu nhập của anh như thế này mà tài sản anh như thế kia mà anh không chứng minh được đấy là tài sản hợp pháp thì rõ ràng khối tài sản này là bất hợp pháp”, ông nhấn mạnh và cho rằng những trường hợp này chúng ta hoàn toàn có thể dựa trên những mối liên kết với thuế, chứng khoán, đầu tư, chứng minh được nguồn gốc tài sản thuộc thu nhập bất hợp pháp để thu hồi.

“Tôi cho rằng cần có sự đột phá ở khía cạnh này, là thu hồi chưa cần đến bản án. Tôi thấy tài sản anh bất hợp pháp tôi thu cái đã còn quá trình điều tra phát hiện ra vi phạm, tội phạm truy tố sau. Chúng ta đang cần sự đột phá như thế mà không làm được thì sẽ rất đáng tiếc”, GS Hạnh nói.

Theo HNM
Bình luận
Back To Top