Nâng cao nhận thức về xây dựng nông thôn mới

Trước hết là cán bộ

00:00 - Thứ Sáu, 08/01/2016 Lượt xem: 2114 In bài viết
Normal 0 false false false MicrosoftInternetExplorer4 /* Style Definitions */ table.MsoNormalTable {mso-style-name:"Table Normal"; mso-tstyle-rowband-size:0; mso-tstyle-colband-size:0; mso-style-noshow:yes; mso-style-parent:""; mso-padding-alt:0cm 5.4pt 0cm 5.4pt; mso-para-margin:0cm; mso-para-margin-bottom:.0001pt; mso-pagination:widow-orphan; font-size:10.0pt; font-family:"Times New Roman"; mso-ansi-language:#0400; mso-fareast-language:#0400; mso-bidi-language:#0400;} ĐBP - Chương trình Mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới là chương trình lớn, có tác động quan trọng làm thay đổi "bộ mặt" nông thôn, hướng đến việc nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của người dân.

Theo thống kê của tỉnh, đến hết năm 2015, toàn tỉnh có 1 xã (Thanh Chăn, huyện Điện Biên) đạt chuẩn nông thôn mới (0,86%). Mục tiêu trong năm 2016, tỉnh ta có thêm 2 xã (Thanh Xương và Noong Hẹt cùng thuộc huyện Điện Biên) đạt chuẩn. Theo đánh giá của đơn vị chuyên môn, việc hoàn thành các mục tiêu của chương trình còn phụ thuộc vào nhận thức của nhân dân. Tuy nhiên, để truyền đạt được mục tiêu, ý nghĩa của chương trình đến người dân, tạo sự đồng thuận để phát huy mọi nguồn lực thực hiện chương trình, trước hết cần nâng cao nhận thức từ chính đội ngũ cán bộ.

Ông Phạm Văn Kiên, Trưởng phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Điện Biên cho biết: Chương trình Mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới là sự nghiệp của toàn dân, là trách nhiệm và quyền lợi thiết thực của mỗi người dân nông thôn, nhưng việc nhận thức chưa đầy đủ của người dân đã "kìm hãm" tiến độ triển khai chương trình. Người dân không hiểu mục tiêu xuyên suốt của xây dựng nông thôn mới là nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho nhân dân. Nhiều người háo hức, trông chờ sự đổi thay từ nhà ra ngõ dựa trên sự đầu tư về kinh phí của Nhà nước chứ không phải sự thay đổi từ tự thân của mình. Việc xây dựng nông thôn mới thường xuyên bị hiểu nhầm đó là sự đầu tư của cấp trên về phát triển hạ tầng kinh tế - xã hội nông thôn. Không chỉ người dân mà nhiều cán bộ xã cũng cho rằng: cứ phấn đấu xây dựng xong “điện, đường, trường, trạm” - một trong 5 nhóm của chương trình theo Bộ tiêu chí quốc gia xây dựng nông thôn mới là đã cơ bản "hòm hòm" các tiêu chí.

Vì vậy, để có động lực trong xây dựng nông thôn mới, các địa phương phải tiếp tục dồn sức tập trung vào nhiệm vụ tuyên truyền, vận động, giáo dục để nâng tầm nhận thức cho nhân dân, giúp mọi người nhận thức được yêu cầu, nhiệm vụ và quyền lợi trong xây dựng nông thôn mới. Từ đó giúp người dân khu vực nông thôn thấy được xây dựng nông thôn mới là xây dựng đời sống mới cho chính mình, để rút ngắn khoảng cách giữa thành thị với nông thôn, đảm bảo công bằng xã hội. Để làm được như vậy, chính những cán bộ, lãnh đạo cơ sở cần phải nắm rõ bản chất vấn đề, đồng thời nâng cao kỹ năng phổ biến, truyền tải đến người dân. Thực tế đã kiểm chứng, bên cạnh các kênh thông tin đại chúng thì tuyên truyền miệng vẫn là hình thức hiệu quả, nhất là đối với khu vực vùng cao, vùng sâu vùng xa, dân tộc thiểu số. Khi hạ tầng thông tin còn thiếu, trình độ, nhận thức của người dân còn hạn chế thì vai trò của cán bộ tuyên truyền, vận động càng quan trọng. Do đó, nếu như cán bộ còn hiểu “lơ mơ” thì việc người dân mơ hồ, mông lung là điều không tránh khỏi.

Tổng kết triển khai thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện Điện Biên giai đoạn 2011 - 2016, mặc dù đã có những kết quả đáng khích lệ như: Bộ mặt nông thôn của huyện đã có những thay đổi tích cực rõ nét, đời sống của nhân dân được nâng lên khi tỷ lệ hộ nghèo đã giảm trên 15%, thu nhập bình quân 11 triệu đồng/người/năm. Tuy nhiên, tiến độ thực hiện các mục tiêu vẫn bị đánh giá chậm, chất lượng chưa bền vững. Mặc dù vẫn biết "dễ làm trước, khó làm sau" nhưng có những tiêu chí như: tiêu chí số 13 về hình thức tổ chức sản xuất hoạt động có hiệu quả (15/25 xã đạt) hoặc tiêu chí số 18 về hệ thống chính trị vững mạnh (4/25 xã đạt) thì việc củng cố chất lượng đội ngũ lãnh đạo, cán bộ cơ sở là yếu tố tiên quyết. Một hạn chế trong hoạt động tuyên truyền mục tiêu, các chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước về xây dựng nông thôn mới thời gian qua là chỉ tập trung ở các xã trung tâm, có điểm xuất phát cao hơn mặt bằng chung như: Thanh Xương, Thanh An, Thanh Hưng... mà chưa tổ chức ở những địa bàn vùng sâu vùng xa.

Đối với địa bàn miền núi, mặt bằng dân trí thấp như tỉnh ta, công cuộc xây dựng nông thôn mới gặp rất nhiều khó khăn, thách thức, đó là một quá trình kiên trì lâu dài, không thể nóng vội. Để triển khai thực hiện hiệu quả, hoàn thành thắng lợi mục tiêu của chương trình, cần có những người "truyền lửa" - những cán bộ cơ sở hiểu rõ, nắm vững nội dung, mục đích của chương trình để tuyên truyền vận động, “đả thông” nhận thức cho người dân.

Nguyệt Lãm
Bình luận
Back To Top