Thúc đẩy mạnh mẽ xã hội hoá công tác đào tạo lái xe

15:18 - Thứ Hai, 16/11/2020 Lượt xem: 4785 In bài viết

Đào tạo lái xe, với tính chất là đào tạo nghề, là một nội dung của công tác giáo dục đào tạo. Xã hội hóa công tác đào tạo lái xe là mở rộng các nguồn đầu tư, khai thác các tiềm năng về nhân lực, vật lực và tài lực trong xã hội, tạo điều kiện cho hoạt động này phát triển nhanh hơn, có chất lượng cao hơn.

Xã hội hóa là khái niệm thường được dùng để chỉ sự quan tâm cũng như đóng góp của toàn xã hội.Nghị quyết số 90/CP của Chính phủ năm 1997 về phương hướng và chủ trương xã hội hóa các hoạt động giáo dục, y tế, văn hóa và các văn bản khác có liên quan xác định rõ: “Xã hội hóa các hoạt động giáo dục, y tế, văn hóa là vận động và tổ chức sự tham gia rộng rãi của nhân dân, của toàn xã hội vào sự phát triển các sự nghiệp đó nhằm từng bước nâng cao chất lượng về giáo dục, y tế, văn hóa và sự phát triển về thể chất và tinh thần của nhân dân”.

Đào tạo lái xe, với tính chất là đào tạo nghề, là một nội dung của công tác giáo dục đào tạo. Xã hội hóa công tác đào tạo lái xe là mở rộng các nguồn đầu tư, khai thác các tiềm năng về nhân lực, vật lực và tài lực trong xã hội, tạo điều kiện cho hoạt động này phát triển nhanh hơn, có chất lượng cao hơn. Đây là chính sách lâu dài, không phải là biện pháp tạm thời do Nhà nước thiếu kinh phí hoạt động.Xã hội hoá không có nghĩa là giảm nhẹ trách nhiệm của Nhà nước; trái lại, Nhà nước thường xuyên tìm thêm các nguồn lực, đồng thời quản lý tốt để nâng cao hiệu quả công tác này.

Đào tạo lái xe, với tính chất là đào tạo nghề, là một nội dung của công tác giáo dục đào tạo.

Theo thống kê, trên cả nước hiện nay có 340 cơ sở đào tạo lái xe, trong đó có 162 cơ sở đào tạo do các Bộ, ngành, Ủy ban nhân dân và cơ quan, tổ chức nhà nước quản lý; 178 cơ sở do các tổ chức, cá nhân khác quản lý. Các cơ sở đào tạo lái xe được cấp phép bảo đảm các điều kiện về cơ sở vật chất kỹ thuật, cơ bản được xây dựng theo hình thức xã hội hóa (trên 50% các cơ sở đào tạo do tư nhân đầu tư, xây dựng).

Về các trung tâm sát hạch, hiện nay cả nước có 137 trung tâm sát hạch lái xe cơ giới đường bộ, trong đó có 60 cơ sở do các Bộ, ngành đầu tư, 77 cơ sở do các tổ chức, cá nhân khác đầu tư. Hệ thống trung tâm sát hạch hiện nay được cơ bản xây dựng theo hình thức xã hội hóa, hoạt động độc lập, là một loại hình dịch vụ kinh doanh có điều kiện, được tự chủ thu chi, nguồn nhân lực.

Có ý kiến cho rằng, việc chuyển giao nhiệm vụ cấp giấy phép lái xe sang ngành Công an là vũ trang hóa công tác đào tạo, sát hạch, cấp giấy phép lái xe, là việc ngành Công an tổ chức thực hiện toàn bộ quá trình đào tạo, sát hạch cấp giấy phép lái xe. Tuy nhiên, xét về bản chất thì đây đơn thuần là chuyển giao hoạt động quản lý nhà nước theo đúng chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của mỗi ngành và hoàn toàn mang tính khoa học. Trên cơ sở xác định quản lý việc cấp giấy phép lái xe là quản lý hành vi của con người, thuộc nội dung của bảo đảm trật tự, an toàn giao thông. Ngành Công an chịu trách nhiệm chính trước Đảng, Nhà nước và Nhân dân về vấn đề trật tự, an toàn giao thông thì phải chịu trách nhiệm về chất lượng của người điều khiển phương tiện, thực hiện đúng chức năng, nhiệm vụ trong quản lý nhà nước.Đồng thời, dự thảo Luật tiếp tục quy định thực hiện xã hội hóa mạnh mẽ hoạt động đào tạo, sát hạch cấp giấy phép lái xe theo Luật Đầu tư. Cụ thể là:

Tiếp tục tạo điều kiện về mọi mặt nhằm thúc đẩy các tổ chức, cá nhân, thành phần kinh tế tham gia vào công tác đào tạo, xây dựng các trung tâm sát hạch lái xe cơ giới đường bộ. Theo đó sẽ tạo môi trường cạnh tranh về chất lượng đào tạo và dịch vụ sát hạch. Các cơ quan quản lý nhà nước theo thẩm quyền chỉ thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước, trong đó quản lý chặt chẽ chất lượng của người lái xe thông qua hoạt động tổ chức sát hạch và quản lý người điều khiển sau sát hạch.

Cơ sở vật chất kỹ thuật, phương tiện thuộc các cơ sở đào tạo, trung tâm sát hạch tiếp tục được sử dụng. Đội ngũ giáo viên dạy lái đã được cấp giấy chứng nhận sẽ tiếp tục tham gia công tác đào tạo lái xe nếu đáp ứng đủ tiêu chuẩn, điều kiện theo quy định. Tiếp tục kế thừa, phát huy những ưu điểm, thành tựu, ứng dụng khoa học công nghệ tiên tiến để đầu tư, xây dựng các cơ sở đào tạo, sát hạch lái xe.

Dự thảo quy định cơ quan quản lý chỉ xây dựng nội dung, chương trình đào tạo, sát hạch sát với yêu cầu thực tiễn công tác bảo đảm trật tự, an toàn giao thông. Xác định hiểu biết về pháp luật và kỹ năng điều khiển phương tiện trên đường giao thông công cộng là căn cứ quan trọng để cấp giấy phép lái xe. Gắn trách nhiệm của giáo viên dạy lái, sát hạch viên với kỹ năng điều khiển và hiểu biết pháp luật của người lái xe.

Bên cạnh đó, để thực hiện tốt hơn chủ trương của Đảng, Nhà nước về xã hội hóa song song với việc nâng cao chất lượng đào tạo, sát hạch, ban soạn thảo cần nghiên cứu chỉnh lý thêm về các nội dung: (1)Ngành Công an chỉ quản lý chặt chẽ hoạt động sát hạch lái xe. Trên cơ sở mục tiêu, yêu cầu, nội dung của công tác sát hạch lái xe, các trung tâm đào tạo phải biên soạn nội dung, chương trình đào tạo, bảo đảm cơ sở vật chất kỹ thuật để bảo đảm chất lượng đầu ra (là yếu tố gắn với uy tín, chất lượng của cơ sở đào tạo). (2) Xã hội hóa toàn bộ các trung tâm đào tạo và trung tâm sát hạch lái xe. Giao cho các tổ chức, cá nhân, thành phần kinh tế đầu tư tạo môi trường cạnh tranh qua đó nâng cao chất lượng đào tạo.(3) Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin, có cơ chế giám sát chặt chẽ hoạt động sát hạch, bảo đảm công khai, khách quan, nhanh gọn và hiệu quả.

Xã hội hóa công tác đào tạo lái xe là xu thế chung của thế giới. Dự thảo Luật bảo đảm trật tự, an toàn giao thông đường bộ quy định về nội dung này cũng không nằm ngoài xu thế đó. Với những nội dung mới về công tác đào tạo, sát hạch cấp giấy phép lái xe như nêu trên, sẽ có sự đổi mới về chất lượng của người điều khiển phương tiện giao thông đường bộ, yếu tố quan trọng trong bảo đảm trật tự, an toàn giao thông.

P.V (Theo CAND)
Bình luận
Back To Top