Bác sĩ trẻ về huyện nghèo - Nâng chất y tế vùng sâu, vùng xa

00:00 - Thứ Ba, 06/01/2015 Lượt xem: 860 In bài viết
Normal 0 false false false EN-US X-NONE X-NONE /* Style Definitions */ table.MsoNormalTable {mso-style-name:"Table Normal"; mso-tstyle-rowband-size:0; mso-tstyle-colband-size:0; mso-style-noshow:yes; mso-style-priority:99; mso-style-parent:""; mso-padding-alt:0cm 5.4pt 0cm 5.4pt; mso-para-margin:0cm; mso-para-margin-bottom:.0001pt; mso-pagination:widow-orphan; font-size:10.0pt; font-family:"Calibri","sans-serif"; mso-bidi-font-family:"Times New Roman";} Khởi động từ năm 2013 nhưng đến đầu năm 2014, Dự án “Đưa bác sĩ trẻ về huyện nghèo” của Bộ Y tế kết hợp với Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh, Hội Thầy thuốc trẻ Việt Nam mới được triển khai. Đến nay đã có hàng chục bác sĩ trẻ tình nguyện về các vùng sâu, vùng xa, hải đảo để góp phần chăm lo sức khỏe người dân ở những vùng đất khó khăn, thiếu thốn.

Bác sĩ trẻ chăm lo sức khỏe người dân vùng khó khăn.

Đâu khó, có thanh niên!

Nhìn lại sau hơn 1 năm triển khai dự án “Đưa bác sĩ trẻ về huyện nghèo” (dự án), Tiến sĩ Hà Anh Đức, Phó Chủ tịch Hội Thầy thuốc trẻ Việt Nam, trầm ngâm: “Đã có những tín hiệu vui nhưng cũng còn nhiều thách thức, phải cố gắng”. Tuy là dự án chính thống của Bộ Y tế nhưng việc đưa bác sĩ trẻ về vùng sâu, vùng xa không phải đơn giản bởi không chỉ đòi hỏi những chế độ, chính sách mà quan trọng là tinh thần tình nguyện của chính những người trẻ.

Trao đổi với chúng tôi, Tiến sĩ Đức rất cảm động khi nhắc đến những cái tên bác sĩ mà ngay buổi đầu triển khai dự án đã xung phong như bác sĩ trẻ Cao Thị Hồng Yến (Gia Lâm, Hà Nội), bác sĩ Đường Văn Mười (dân tộc Thái), bác sĩ Nguyễn Văn Hiếu (Hà Nội)…

Là cô gái Hà Nội nhưng Cao Thị Hồng Yến là nữ bác sĩ duy nhất trong đợt ra quân đầu tiên về nhận công tác ở vùng núi xa xôi thuộc huyện Mường Khương, tỉnh Lào Cai. Còn Nguyễn Văn Hiếu (sinh năm 1990, huyện Mê Linh, Hà Nội) tốt nghiệp với tấm bằng loại khá ngành bác sĩ đa khoa tại Trường Đại học Y Hà Nội sau 6 năm “giùi mài kinh sử” cũng xung phong về Mường Nhé, tỉnh Điện Biên công tác… “Tuổi trẻ các em đang tràn trề nhiệt huyết và không ngại cống hiến sức trẻ của mình, mang những kiến thức đã học để góp một phần công sức nhỏ bé chăm sóc, bảo vệ sức khỏe cho người dân vùng cao”, Tiến sĩ Đức nói.

Với chủ trương nâng cao chất lượng chăm sóc sức khỏe người dân vùng sâu, vùng cao, khó khăn, Bộ Y tế đã phát động tinh thần hưởng ứng của bác sĩ trẻ. Với dự án “Đưa bác sĩ trẻ về huyện nghèo”, Bộ Y tế nhắm tới các bác sĩ tốt nghiệp chính quy loại khá, giỏi, bác sĩ nội trú tại các trường đại học y, hoặc chuyên khoa cấp I, thạc sĩ trở lên... tình nguyện về với bà con xa xôi.

Thời gian tình nguyện của bác sĩ trẻ là 3 năm đối với nam và 2 năm đối với nữ nhưng theo ông Phạm Công Tác, Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ - Bộ Y tế, luôn khuyến khích các bác sĩ trẻ gắn bó càng lâu dài càng tốt. Dự án đã được triển khai tại 20 tỉnh có huyện nghèo, với số lượng dự kiến khoảng 500 bác sĩ trẻ tình nguyện tham gia và hướng tới 62 huyện nghèo của cả nước.

Chủ trương đồng bộ chính sách

Theo Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến, dự án nhằm cung cấp nguồn nhân lực y tế là bác sĩ cho miền núi, vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn. Đồng thời, tạo môi trường thuận lợi để đội ngũ bác sĩ mới ra trường vận dụng kiến thức đã được học vào thực tế; xây dựng mô hình để các địa phương xây dựng chế độ, chính sách, nhằm vận động đội ngũ bác sĩ trẻ tình nguyện về địa phương mình công tác. Qua đó, góp phần giảm tải công tác khám, chữa bệnh của người dân ở tuyến trên, giúp tuyến dưới hoàn thành nhiệm vụ chăm sóc sức khỏe nhân dân trên địa bàn.

Bác sĩ Viện tim TPHCM khám bệnh cho dân nghèo ở tỉnh Gia Lai.

Thống kê của Bộ Y tế cho thấy, trong số 63 tỉnh, thành phố của cả nước, đặc biệt có 20 tỉnh có huyện nghèo với số lượng và chất lượng đội ngũ bác sĩ còn nhiều bất cập. Một số bệnh viện đa khoa tuyến huyện chỉ có 6 - 7 bác sĩ, trong đó chỉ có 1 - 2 bác sĩ chuyên khoa cấp I (Hà Giang, Cao Bằng, Lào Cai, Yên Bái, Lai Châu). Tại các trung tâm y tế huyện, số lượng bác sĩ còn ít hơn với 4 - 5 bác sĩ, trong đó chỉ có 1 - 2 bác sĩ có trình độ chuyên khoa cấp I (như Bình Định, Quảng Ngãi, Thanh Hóa, Lai Châu...).

Với thực tế này, việc chăm lo sức khỏe cho người dân cũng không ít hạn chế, trong khi chính sách thu hút bác sĩ của các địa phương lại khó khăn. Mặt khác, tinh thần tình nguyện của chính các bác sĩ trẻ mới ra trường cũng ít ỏi bởi sự cuốn hút của các thị thành và  sự đãi ngộ chưa tương xứng.

Chính vì vậy, trên cơ sở chủ trương đúng đắn, Bộ Y tế đã đồng bộ với chính sách để khuyến khích bác sĩ trẻ về với vùng khó khăn, vùng sâu, vùng xa. Theo Bộ trưởng Bộ Y tế, bác sĩ trẻ tham gia dự án sẽ được hưởng nhiều ưu đãi. Các bác sĩ trẻ tham gia dự án được tuyển dụng thông qua hình thức xét tuyển và ký hợp đồng làm việc tại bệnh viện trực thuộc Bộ Y tế; được cử đi đào tạo chuyên khoa miễn phí theo các chuyên ngành mà địa phương có nhu cầu; được ưu tiên cấp chứng chỉ hành nghề... Ngoài ra, ngay chính các địa phương có bác sĩ trẻ tình nguyện về công tác ít nhiều cũng có chính sách riêng đãi ngộ để các bác sĩ trẻ yên tâm công tác.

Theo Bộ Y tế, mặc dù mới triển khai giai đoạn 1 (2013 đến năm 2016) tại 20 tỉnh có huyện nghèo, nhưng bước đầu đã có hiệu quả. “Sau khi thực hiện, dự án sẽ cung cấp một nguồn nhân lực chất lượng cao cho các huyện nghèo, vùng núi, biên giới hải đảo. Đối với nhiều sinh viên mới ra trường, đây là một lựa chọn tốt cho tương lai”, Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến nhấn mạnh.

Theo SGGP
Bình luận
Back To Top