Y tế- sức khỏe

Tuyên chiến với thực phẩm “bẩn”

00:00 - Thứ Tư, 07/01/2015 Lượt xem: 889 In bài viết
Normal 0 false false false EN-US X-NONE X-NONE /* Style Definitions */ table.MsoNormalTable {mso-style-name:"Table Normal"; mso-tstyle-rowband-size:0; mso-tstyle-colband-size:0; mso-style-noshow:yes; mso-style-priority:99; mso-style-parent:""; mso-padding-alt:0cm 5.4pt 0cm 5.4pt; mso-para-margin:0cm; mso-para-margin-bottom:.0001pt; mso-pagination:widow-orphan; font-size:10.0pt; font-family:"Calibri","sans-serif"; mso-bidi-font-family:"Times New Roman";} Trước thực tế người dân đang rất hoang mang về tình trạng khó quản lý thực phẩm “bẩn”, Bộ trưởng Bộ NN-PTNT Cao Đức Phát khẳng định, năm 2015 sẽ có những hành động quyết liệt để giảm tỷ lệ dư lượng thuốc bảo vệ thực vật vượt ngưỡng cho phép trong rau quả và chè (trà) để lấy lại niềm tin của người tiêu dùng.

Vẫn bất an

Từ sau khi Luật An toàn thực phẩm có hiệu lực cho đến nay, mặc dù nhiều sản phẩm thực phẩm và nông sản đã dần được quản lý, phân loại để đánh giá nhưng vấn nạn mất an toàn vệ sinh thực phẩm, thực phẩm độc hại… vẫn là nỗi lo lắng, bất an. Cứ đến cuối năm, người tiêu dùng trong cả nước lại đối mặt với nguy cơ bị ngộ độc thực phẩm hoặc mua nhầm những nông sản, thực phẩm kém chất lượng, có dư lượng và độc tố có thể gây ảnh hưởng tới sức khỏe về lâu dài của cả cộng đồng cũng như các thành viên trong gia đình. Thống kê từ các cơ quan liên ngành như Bộ Công an, Bộ Công thương, Bộ NN-PTNT cho biết, hàng loạt vụ bắt giữ, phát hiện sản xuất thực phẩm bẩn, thực phẩm không rõ nguồn gốc xuất xứ lại đang nóng lên thời gian gần đây. Nhiều loại thực phẩm, rau củ, trái cây Trung Quốc cũng đang ùn ùn dội về các chợ đầu mối tại Hà Nội và đi sâu vào tận miền Nam.

 

Cuối năm, nhu cầu thực phẩm thường tăng cao kéo theo nguy cơ mất an toàn vệ sinh thực phẩm.

 

Trong khi việc quản lý nguồn cung tại các chợ và nguồn thực phẩm nhập khẩu, thực phẩm lậu còn rất nhiều yếu kém, bất cập thì đáng tiếc là hoạt động sản xuất ở trong nước cũng để lộ nhiều kẽ hở. Trong đó, được nhiều người dân quan tâm là các loại trái cây và rau xanh trước tình trạng lạm dụng thuốc trừ sâu cũng như chất bảo quản gồm cả trong và ngoài danh mục cho phép. Mặc dù năm nào các cơ quan chức năng cũng tăng cường lấy mẫu kiểm tra nhưng dường như sau đó lại không phát hiện được gì. Tương tự, trong lĩnh vực chăn nuôi cũng chủ yếu đưa ra những con số đẹp. Điều này làm dư luận tỏ ra hồ nghi khi trên thực tế, những gì mắt thấy tai nghe đã và đang làm người tiêu dùng đứng ngồi không yên trước bữa cơm gia đình. Một lãnh đạo chi cục quản lý thị trường ở Hà Nội bày tỏ, chúng ta kiểm tra không phát hiện ra không có nghĩa là an toàn. Vì chúng ta không biết họ sử dụng những hoạt chất gì. Do vậy, việc lấy mẫu kiểm tra vừa tốn kém thời gian, công sức và tiền bạc mà không mang lại hiệu quả.

Siết chặt quản lý

Bộ trưởng Bộ NN-PTNT Cao Đức Phát thẳng thắn nhìn nhận, qua kiểm tra, giám sát của Bộ NN-PTNT cho thấy, tỷ lệ rau quả có hóa chất bảo vệ thực vật vượt ngưỡng vẫn chiếm từ

5% - 6% và có những loại rau quả có tỷ lệ cao hơn. Chúng ta không thể mãi sống chung với chất cấm trong thực phẩm, điều này sẽ gây nguy hại cho sức khỏe cộng đồng. Vì vậy ông Cao Đức Phát khẳng định: Bộ NN-PTNT sẽ có những hành động quyết liệt hơn để giảm tỷ lệ dư lượng thuốc bảo vệ thực vật vượt mức trong rau, quả và chè (trà) cũng như các loại chất cấm có trong thức ăn chăn nuôi để lấy lại niềm tin của người tiêu dùng.

Theo kế hoạch, trong năm 2015 Bộ NN-PTNT sẽ gia tăng kiểm soát và thay đổi lại chức năng của một số cơ quan liên quan đến đảm bảo an toàn thực phẩm, chẳng hạn như Cục Bảo vệ thực vật hiện nay đang ôm quá nhiều lĩnh vực như vừa hướng dẫn người dân sử dụng thuốc lại vừa thực hiện chức năng giám sát dư lượng - tức là “vừa đá bóng, vừa thổi còi”. Trong lĩnh vực chăn nuôi, tình trạng sử dụng chất cấm, bơm nước vào trâu bò, heo trước khi giết mổ để tăng trọng lượng cũng đã và đang khiến dư luận rất bức xúc. Bộ NN-PTNT đã chỉ đạo Cục Chăn nuôi kiểm tra tại 6 tỉnh trọng điểm chăn nuôi và tiêu thụ gia súc cho thấy, tình trạng sử dụng chất cấm vẫn tồn tại.

Bộ trưởng Cao Đức Phát cũng thừa nhận đang có tình trạng người dân tự mua thuốc cấm về trộn vào thức ăn gia súc để tăng trọng lượng. Một số doanh nghiệp chỉ vì lợi nhuận cũng đã trộn kháng sinh, chất cấm vào thức ăn để bán cho người chăn nuôi. Đây là hành vi làm ăn gian dối. Bộ NN-PTNT sẽ tăng cường giám sát ở nhiều địa phương để loại bỏ tình trạng sử dụng chất cấm trong chăn nuôi trong năm 2015. Bộ trưởng Cao Đức Phát khẳng định hiện nay trách nhiệm ngăn chặn chất cấm trong chăn nuôi thuộc Bộ NN-PTNT và mục tiêu đặt ra là số 0 trong sử dụng chất cấm chứ không phải ít hay nhiều. “Vì đây là những chất nguy hại cho sức khỏe con người nên chúng ta phải tuyệt đối cấm sử dụng”- Bộ trưởng Cao Đức Phát nói.

Theo SGGP
Bình luận
Back To Top