Quản lý trang thiết bị y tế: Mấu chốt là công khai, minh bạch

00:00 - Thứ Năm, 15/01/2015 Lượt xem: 900 In bài viết
Normal 0 false false false EN-US X-NONE X-NONE /* Style Definitions */ table.MsoNormalTable {mso-style-name:"Table Normal"; mso-tstyle-rowband-size:0; mso-tstyle-colband-size:0; mso-style-noshow:yes; mso-style-priority:99; mso-style-parent:""; mso-padding-alt:0cm 5.4pt 0cm 5.4pt; mso-para-margin:0cm; mso-para-margin-bottom:.0001pt; mso-pagination:widow-orphan; font-size:10.0pt; font-family:"Calibri","sans-serif"; mso-bidi-font-family:"Times New Roman";} Đánh giá những kết quả đạt được trong công tác quản lý trang thiết bị y tế thời gian qua, tại cuộc họp sáng 14/1, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam yêu cầu Bộ Y tế và các Bộ ngành liên quan đẩy mạnh công khai, minh bạch trong lĩnh vực này.

Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam nhấn mạnh yếu tố công khai, minh bạch trong quản lý trang thiết bị y tế.

Theo lãnh đạo Bộ Y tế, cùng với việc chấn chỉnh những bất cập trong đấu thầu cũng như kiểm định chất lượng trang thiết bị y tế (TTBYT) nhập khẩu, ngành Y tế tích cực phối hợp với các Bộ ngành liên quan trong tạo điều kiện cho các DN sản xuất TTBYT trong nước.

“Nhiều mặt hàng sản xuất trong nước luôn có tên và chiếm tỷ lệ lớn trong danh sách đấu thầu, mua sắm TTBYT của các bệnh viện công lập như: trang phục phòng mổ, giường bệnh, dây truyền dịch, găng tay...”, Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến cho biết.

Tuy nhiên, đối với những TTBYT kỹ thuật cao (máy xét nghiệm, chẩn đoán hình ảnh, thiết bị phẫu thuật), công tác quản lý về chất lượng, giá cả đang gặp không ít khó khăn do tính đa dạng, đặc thù, chồng lấn với các mặt hàng khác và các quy định liên quan đến quy định thương mại quốc tế.

Vì vậy, đại diện Bộ Y tế mong muốn các Bộ ngành liên quan phối hợp, rà soát bổ sung biện pháp quản lý trong sản xuất, kinh doanh, xuất nhập khẩu TTBYT phù hợp với điều kiện thực tế hiện nay và yêu cầu hội nhập khu vực, đồng thời hỗ trợ Bộ Y tế trong công tác quản lý như: thực hiện thủ tục hải quan một cửa, phối hợp phòng chống gian lận thương mại, hàng kém chất lượng.

Nhiều ý kiến tại cuộc họp đề nghị cần có chính sách quan tâm, khuyến khích ưu tiên sử dụng sản phẩm TTBYT sản xuất trong nước đảm bảo chất lượng, có giá thành phù hợp với điều kiện trong nước…

Theo Thứ trưởng Bộ KH&ĐT Đặng Huy Đông, Bộ KH&ĐT cùng Bộ KH&CN đã thành lập nhóm chuyên gia độc lập với sự tham gia của đại diện DN sản xuất trong nước, DN nhập khẩu, hãng sản xuất nước ngoài, cơ quan quản lý chuyên ngành đánh giá toàn diện về những sản phẩm sẽ được xem xét trong danh sách mua sắm bằng nguồn ngân sách Nhà nước. Vì vậy, những sản phẩm có xuất xứ trong nước hay nước ngoài hoàn toàn có thể được đánh giá về quy chuẩn kỹ thuật, giá thành theo mô hình này, qua đó, tạo cơ hội cạnh tranh bình đẳng cho DN.

Quang cảnh cuộc họp.

Kết luận cuộc họp, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam nhấn mạnh việc công khai, minh bạch từ cấp phép, đấu thầu đến kiểm định chất lượng TTBYT là biện pháp quản lý, chấn chỉnh mạnh và có hiệu quả nhất.

Cụ thể, các bệnh viện, sở y tế phải cập nhật, báo cáo kết quả đấu thầu mua sắm TTBYT cũng như việc kiểm định chất lượng về Vụ Trang thiết bị và Công trình y tế để cập nhật lên Trang thông tin điện tử của Bộ Y tế cũng như Mạng đấu thầu mua sắm công của Bộ KH&ĐT.

“Với kinh nghiệm từ công tác điều hành giá thuốc thời gian qua (giá thuốc đấu thầu tại các bệnh viện đã giảm 20-35% sau khi thực hiện những quy định mới), Bộ Y tế cần có văn bản hướng dẫn, đề nghị các cơ quan chức năng, địa phương chú ý trong công tác đấu thầu, kiểm định chất lượng các TTBYT được mua sắm từ nguồn ngân sách”, Phó Thủ tướng nhấn mạnh.

Nhắc đến câu chuyện về lò đốt rác y tế, dao mổ cao tần hay nhiều TTBYT mà các DN trong nước sản xuất được, Phó Thủ tướng cho rằng cần có hướng dẫn, công khai, khách quan và hết sức cụ thể để sản phẩm TTBYT trong nước và nước ngoài có cơ hội cạnh tranh bình đẳng từ chất lượng đến giá cả.

Theo VGPNews
Bình luận
Back To Top