Đâu cứ phải dùng thuốc đắt tiền

00:00 - Thứ Năm, 15/01/2015 Lượt xem: 846 In bài viết
Normal 0 false false false EN-US X-NONE X-NONE /* Style Definitions */ table.MsoNormalTable {mso-style-name:"Table Normal"; mso-tstyle-rowband-size:0; mso-tstyle-colband-size:0; mso-style-noshow:yes; mso-style-priority:99; mso-style-parent:""; mso-padding-alt:0cm 5.4pt 0cm 5.4pt; mso-para-margin:0cm; mso-para-margin-bottom:.0001pt; mso-pagination:widow-orphan; font-size:10.0pt; font-family:"Calibri","sans-serif"; mso-bidi-font-family:"Times New Roman";} Từ năm 2015, một số loại thuốc đắt tiền điều trị ung thư bị giảm mức thanh toán từ Quỹ bảo hiểm y tế (BHYT), cho nên người bệnh phải bỏ tiền để cùng chi trả, gây tâm lý lo lắng. Tuy nhiên, theo các chuyên gia và bác sĩ đầu ngành, không nhất thiết dùng thuốc đắt tiền, vì các thuốc thay thế được bảo hiểm chi trả hoàn toàn đáp ứng nhu cầu điều trị.

Bốn thuốc điều trị ung thư (Doxorubicin; Erlotinib; Geịttinib; Sorafenib) và năm thuốc điều trị các bệnh khớp, viêm gan C, giải độc, điều trị hormone tăng trưởng sẽ giảm mức thanh toán của Quỹ BHYT từ 100% xuống còn 30% đến 50%. Điều này đồng nghĩa với việc người bệnh ung thư sẽ phải trả số tiền rất lớn, vì các loại thuốc trên đều có giá gần một triệu đồng/ viên trở lên (thuốc Erlotinib giá 1.337.420 đồng/viên, thuốc Geịtinib giá 1.199.076 đồng/viên; thuốc Sorafenib gần một triệu đồng/viên). Nhiều người bệnh "sốc", không biết lấy tiền đâu chi trả cho nhu cầu điều trị hằng ngày với các loại thuốc nêu trên.

Tuy nhiên, các chuyên gia và bác sĩ cho rằng, thuốc đắt tiền chưa hẳn cho hiệu quả điều trị cao nhất, mà người bệnh cần tỉnh táo lựa chọn.

Theo PGS, TS Trần Văn Thuấn, Phó Giám đốc Bệnh viện K, để điều trị bệnh ung thư, về tổng thể có ba phương pháp là: phẫu thuật, xạ trị, điều trị bằng thuốc. Việc áp dụng một hay nhiều phương pháp điều trị tùy thuộc loại bệnh ung thư, giai đoạn mắc bệnh và thể trạng người bệnh. Những thuốc bị cắt giảm thanh toán không phải là các thuốc duy nhất trong điều trị ung thư vì có nhiều phương pháp và nhiều phác đồ, có khả năng thay thế bằng thuốc khác nhau với chi phí hợp lý hơn. Danh mục thuốc BHYT đã đủ chủng loại thiết yếu trong điều trị ung thư để bác sĩ lựa chọn.

Phân tích cụ thể cách sử dụng các loại thuốc nêu trên, PGS,TS Mai Trọng Khoa, Giám đốc Trung tâm y học hạt nhân và ung bướu (BV Bạch Mai) khẳng định, người bệnh không nhất thiết phải dùng những thuốc vừa bị cắt giảm vì hiệu quả điều trị so với những thuốc có trong danh mục là như nhau. Sở dĩ, các loại thuốc nêu trên có giá đắt vì được sản xuất theo công nghệ nano, giảm tác dụng phụ. Trong khi đó, thuốc Erlotinib và Geịtinib được chỉ định điều trị cho bệnh ung thư phổi, thuốc Sorafenib điều trị ung thư gan là những loại thuốc điều trị đích, chỉ định cho những bệnh nhân ung thư giai đoạn cuối, hoặc thất bại khi sử dụng các thuốc khác. Những loại thuốc đích này không kéo dài thời gian sống của người bệnh, mà chỉ làm chất lượng cuộc sống khá hơn. Tuy nhiên, những người bệnh ung thư giai đoạn cuối rất khó điều trị thành công. Để chữa khỏi bệnh ung thư thì phát hiện sớm là quan trọng nhất, chứ không phải là chuyện dùng thuốc nào, đắt hay rẻ.

TS Trần Tuấn, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu và Đào tạo phát triển cộng đồng (Liên hiệp các Hội KH và KT Việt Nam) lại nhìn nhận dưới góc độ sản xuất, tâm lý sử dụng để khuyến cáo người bệnh cần cẩn trọng lựa chọn thuốc. Các nhà sản xuất thuốc liên tục tạo ra biệt dược, thuốc mới để nâng giá nhưng giá trị thực tế nhiều khi không tương xứng giá tiền. Những thuốc mới, hiện đại cũng được một số bác sĩ thích kê đơn để cạnh tranh, phân chia đẳng cấp giữa các bệnh viện với nhau. Người bệnh cũng có tâm lý "sính" thuốc mới, thuốc ngoại. Nếu không "tỉnh táo", người bệnh dễ "tiền mất, tật mang".

Vì vậy, trung gian lựa chọn thuốc hiệu quả là cơ quan BHYT, vừa bảo đảm giá rẻ vừa điều trị hiệu quả.

Đánh giá về việc cắt giảm thuốc đắt tiền vừa qua, TS Tuấn cho rằng, Bộ Y tế đã đi đúng hướng khi đưa những thuốc đắt tiền để người bệnh cùng chi trả nhưng về lâu dài, cần đưa thêm các thuốc tân dược vào danh mục người bệnh đồng chi trả để bảo đảm công bằng giữa các đối tượng tham gia bảo hiểm và cân bằng quỹ BHYT, tập trung quỹ cho y tế dự phòng, y tế cơ bản.

Theo Bộ Y tế, nguyên tắc xây dựng danh mục thuốc là bảo đảm đáp ứng tất cả nhu cầu điều trị, nhưng cần cân đối, tránh nguy cơ vỡ quỹ BHYT. Thời gian tới, Quỹ BHYT còn phải chi trả cho những chuyên khoa khác như: thuốc cho người bị nhiễm HIV, lao, phong... Với người bệnh nghèo, từ năm 2015, Quỹ hỗ trợ khám, chữa bệnh người nghèo các tỉnh sẽ được sử dụng tiền kết dư BHYT của địa phương để hỗ trợ khi khám, chữa bệnh, giảm gánh nặng do việc cắt giảm thuốc đắt tiền nói trên mang lại.

Theo Nhân dân
Bình luận
Back To Top