Y tế cơ sở - sự bảo đảm công bằng trong chăm sóc sức khỏe nhân dân

00:00 - Thứ Ba, 24/02/2015 Lượt xem: 1154 In bài viết
Normal 0 false false false EN-US X-NONE X-NONE /* Style Definitions */ table.MsoNormalTable {mso-style-name:"Table Normal"; mso-tstyle-rowband-size:0; mso-tstyle-colband-size:0; mso-style-noshow:yes; mso-style-priority:99; mso-style-parent:""; mso-padding-alt:0cm 5.4pt 0cm 5.4pt; mso-para-margin:0cm; mso-para-margin-bottom:.0001pt; mso-pagination:widow-orphan; font-size:10.0pt; font-family:"Calibri","sans-serif"; mso-bidi-font-family:"Times New Roman";} Ðầu tư cho y tế cơ sở (bao gồm y tế tuyến xã, phường, thị trấn và y tế thôn, bản) gắn với chăm sóc sức khỏe ban đầu và y tế dự phòng là chiến lược chăm sóc sức khỏe đỡ tốn kém, hiệu quả lâu dài và bền vững nhất ở Việt Nam.

Trong chuyến công tác của đoàn nhà báo Liên Hợp Quốc tại Việt Nam hồi đầu tháng 1/2015, các nhà báo quốc tế đã chọn những địa bàn xa xôi, hẻo lánh để đi thực tế như: BV huyện Mường Nhé, các trạm y tế xã Mường Ẳng, Mường Chà của tỉnh Điện Biên.

Chuyến đi đã để lại cho họ nhiều ấn tượng sâu sắc. Tại cuộc gặp gỡ, trao đổi thông tin ở Bộ Y tế giữa các nhà báo viết về y tế của Việt Nam với đoàn nhà báo Liên Hợp Quốc (ngày 16/1), nhiều nhà báo trong đoàn khẳng định ngành Y tế Việt Nam đã có nhiều nỗ lực và sáng tạo, đặc biệt là có hệ thống cô đỡ thôn bản giúp giảm tử vong ở bà mẹ và trẻ sơ sinh.

Ngày 16/1/2015, Bộ trưởng Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến gặp gỡ các nhà báo quốc tế sau khi họ đến thăm BV Phụ sản Trung ương và tìm hiểu thực tế tại một số cơ sở y tế của tỉnh Điện Biên.

Vượt lên các khó khăn, thách thức, kể cả sự xuyên tạc, bóp méo, cản trở của các thế lực thù địch trong và ngoài nước, đường lối, chủ trương và quan điểm của Việt Nam về y tế cơ sở và các chính sách liên quan có tính nhất quán cao, không ngừng được phối hợp bổ sung, hệ thống, toàn diện và hoàn thiện hơn, trên cơ sở lấy con người là động lực và mục tiêu chủ yếu của quá trình đổi mới, hội nhập và phát triển đất nước;  mọi công dân bình đẳng trước pháp luật, có quyền được bảo đảm an sinh xã hội, được bảo vệ, chăm sóc sức khỏe, bình đẳng trong việc sử dụng các dịch vụ y tế… như hiến định

Chính sách ưu việt

Trên thực tế, Việt Nam đã sớm quan tâm phát triển mạng lưới y tế cơ sở, trong đó có Quyết định 950/QÐ-TTg năm 2007 về đầu tư xây dựng trạm y tế xã thuộc vùng khó khăn giai đoạn 2008-2010.

Theo Bộ Y tế, ngay từ năm 2012, trên phạm vi cả nước 98,9% số xã đã có trạm y tế; 80% số xã, phường đã đạt chuẩn quốc gia về y tế xã theo Quyết định số 370/2002/QÐ-BYT của Bộ Y tế áp dụng cho giai đoạn 2001-2010 (Bộ Y tế đã ban hành Quyết định số 3447/QÐ-BYT về Bộ tiêu chí quốc gia  y tế xã áp dụng cho giai đoạn 2011-2020); gần 80% số trạm y tế có bác sĩ làm việc; 95,3% số trạm y tế có nữ hộ sinh hoặc y sĩ sản nhi; 96,9% số thôn, bản ở khu vực nông thôn, miền núi đã có nhân viên y tế hoạt động.

Nhiều trạm y tế được xây dựng khang trang, sạch đẹp và không chỉ đủ thuốc thiết yếu, mà còn được cấp các trang, thiết bị y tế cơ bản, như siêu âm, điện tim, máy xét nghiệm máu, xét nghiệm nước tiểu, xét nghiệm sinh hóa, máy đo đường huyết... Khoảng 80% số trạm y tế cơ sở trên toàn quốc đã triển khai khám, chữa bệnh bảo hiểm y tế, với khoảng 20% số thẻ đăng ký khám, chữa bệnh ban đầu tại tuyến xã.

Năm 2012, Bộ Chính trị đã ban hành Nghị quyết số 21-NQ/TW về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác BHXH, BHYT giai đoạn 2012 - 2020; Các cơ quan chức năng đã xây dựng Đề án “Thực hiện lộ trình bảo hiểm y tế toàn dân giai đoạn 2012 - 2015 và 2020” và Đề án “Phát triển y tế biển, đảo đến năm 2020”, với mục tiêu mở rộng tỷ lệ dân số và đảm bảo quyền lợi người tham gia BHYT theo hướng công bằng, hiệu quả, chất lượng và phát triển bền vững.

Cũng từ năm 2012, ngành Y tế bắt đầu triển khai thực hiện Dự án GAVI (Dự án Tăng cường năng lực y tế cơ sở một số tỉnh trọng điểm) do tổ chức Liên minh Toàn cầu về vaccine và tiêm chủng (GAVI) tài trợ. Nhờ đó, đến nay, hầu hết các xã vùng sâu, vùng xa đều tổ chức được các điểm tiêm chủng ngoại trạm, giúp người dân tiếp cận tốt hơn với các dịch vụ tiêm chủng mở rộng, góp phần đảm bảo tính công bằng xã hội trong chương trình tiêm chủng nói riêng cũng như thụ hưởng các dịch vụ y tế nói chung tại địa phương.

Chế độ phụ cấp đối với nhân viên y tế tuyến cơ sở đã được cải thiện đáng kể thông qua các chế độ quy định tại Nghị định số 64/2009/NÐ-CP của Chính phủ và Quyết định số 75/2009/QÐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ. Đột phá về nhận thức và cơ sở pháp lý, hiện thực và cụ thể hóa sự quan tâm, chủ trương của Đảng, Nhà nước về phát triển y tế cơ sở là Nghị định số 117/2014/NĐ-CP ban hành ngày 8/12/2014 Quy định về y tế cơ sở.

Theo đó, mặc dù Thủ tướng Chính phủ đã chính thức chỉ đạo không tăng biên chế bộ máy Nhà nước từ nay đến năm 2016, nhưng từ tháng 1/2015, gần 38.000 người làm việc tại trạm y tế cơ sở được “nâng cấp” chính thức là viên chức. Như vậy, từ nay hơn 68.000 cán bộ và nhân viên của 10.000 trạm y tế cơ sở trên cả nước đã chính thức hưởng quy chế về đào tạo, khen thưởng và thuyên chuyển chỗ làm theo Luật Viên chức, tạo động lực và điều kiện mới để họ cống hiến và phát huy hiệu quả hoạt động tuyến y tế cơ sở. 

Cùng với tăng cường cán bộ, y, bác sĩ từ bệnh viện tuyến trên về cơ sở theo Đề án 1816 của Bộ Y tế, sự phát triển y tế cơ sở là điều kiện thiết yếu để bảo đảm chăm sóc ban đầu, tiến đến mục tiêu bao phủ chăm sóc sức khỏe (CSSK) toàn dân, góp phần giải quyết triệt để và bền vững tình trạng quá tải bệnh viện và bảo đảm công bằng trong CSSK, tăng cường công tác truyền thông - giáo dục sức khỏe, nâng cao kiến thức của người dân, góp phần triển khai nhiều chương trình y tế quốc gia, như tiêm chủng mở rộng, phòng, chống suy dinh dưỡng, CSSK bà mẹ - trẻ em, dân số - kế hoạch hóa gia đình, giám sát dịch bệnh, phòng, chống một số bệnh không lây nhiễm và giảm tình trạng quá tải trầm trọng ở các bệnh viện tuyến trên.

 

Những thành quả thiết thực

Mạng lưới y tế cơ sở đã góp phần thanh toán bệnh bại liệt từ năm 2000; bệnh uốn ván sơ sinh từ năm 2005 và đưa Việt Nam trở thành 1 trong 8/74 quốc gia đạt tiến độ thực hiện Mục tiêu Phát triển thiên niên kỷ về giảm tử vong trẻ em; 1 trong 9/74 quốc gia đạt tiến độ thực hiện về mục tiêu giảm tử vong mẹ; 1 trong 3 quốc gia đạt được mức độ giảm hơn 75% tỷ số tử vong mẹ trong giai đoạn từ 1990-2010.

Cuối năm 2014, theo báo cáo của Chính phủ, tỷ suất chết của trẻ em dưới 1 tuổi (số trẻ em dưới 1 tuổi tử vong/1.000 trẻ sinh ra sống) là 14,9‰, trong đó khu vực thành thị là 8,7‰; khu vực nông thôn là 17,8‰. Tỷ suất chết của trẻ em dưới 5 tuổi (số trẻ em dưới 5 tuổi tử vong/1000 trẻ sinh ra sống) là 22,4‰, trong đó khu vực thành thị là 13,1‰; khu vực nông thôn là 26,9‰. Tỷ lệ tử vong trẻ dưới 1 tuổi, tỷ lệ tử vong mẹ đều thấp hơn rất nhiều so với các quốc gia có cùng điều kiện kinh tế.

Việt Nam đã đặt mục tiêu phấn đấu đến năm 2020 có trên 90% trẻ dưới 1 tuổi  được tiêm chủng đầy đủ; tỷ lệ suy dinh dưỡng ở trẻ em dưới 5 tuổi thể nhẹ cân 10%; trên 80% dân số tham gia BHYT (năm 2014, cả nước đã có 64,1 triệu người có thẻ BHYT, độ bao phủ toàn quốc đạt 71%).

Những nỗ lực, kết quả và mục tiêu phát triển y tế cơ sở trên đây là nỗ lực được thế giới ghi nhận và là bằng chứng xác thực bác bỏ sự vu khống, bịa đặt và bóp méo sự thật cho rằng ở Việt Nam còn có hiện tượng bỏ rơi người nghèo, sự bất bình đẳng trong chăm sóc y tế, nhất là nông thôn, miền núi…

Sự cải thiện y tế cơ sở về lượng và chất là thiết thực đáp ứng nhu cầu xã hội và quyền lợi chính đáng của người lao động, dịch vụ xã hội cơ bản mọi người dân đều có quyền được hưởng, cũng như góp phần phát triển bền vững đất nước, bảo đảm sự công bằng trong CSSK, thực hiện nhân quyền nói chung, các quyền xã hội nói riêng của người dân…/. 

 

Theo CP.vn
Bình luận
Back To Top