Gỡ rối bảo hiểm y tế

00:00 - Chủ Nhật, 15/03/2015 Lượt xem: 1269 In bài viết
Normal 0 false false false false EN-US X-NONE X-NONE /* Style Definitions */ table.MsoNormalTable {mso-style-name:"Table Normal"; mso-tstyle-rowband-size:0; mso-tstyle-colband-size:0; mso-style-noshow:yes; mso-style-priority:99; mso-style-parent:""; mso-padding-alt:0cm 5.4pt 0cm 5.4pt; mso-para-margin:0cm; mso-para-margin-bottom:.0001pt; mso-pagination:widow-orphan; font-size:10.0pt; font-family:"Calibri","sans-serif"; mso-bidi-font-family:"Times New Roman";} Trước thực trạng triển khai thực thi Luật Bổ sung sửa đổi Luật Bảo hiểm y tế còn nhiều vướng mắc, nhất là kể từ năm 2015 bắt buộc mua bảo hiểm y tế (BHYT) theo hộ gia đình khiến không ít người dân lo lắng, ngày 13-3, Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến đã dẫn đầu đoàn lãnh đạo Bộ Y tế, Bảo hiểm xã hội Việt Nam khảo sát thực tiễn tại TPHCM.

Đổ phiền hà cho dân

Để nắm bắt thực tế triển khai BHYT đến người dân, đoàn công tác đã đến khảo sát tại UBND phường 14, quận Bình Thạnh, TPHCM. Mặc dù là phường kiểu mẫu về cải cách thủ tục hành chính nhưng ngay cả bảng hướng dẫn nơi bán BHYT cũng không có khiến nhiều cán bộ thắc mắc làm sao dân biết phường bán BHYT mà đến mua! Đã thế, báo cáo đoàn công tác, bà Nguyễn Thị Thủy, Chủ tịch UBND phường, cho biết đã chia ra 6 đối tượng mua BHYT nhưng tỷ lệ tham gia BHYT của từng đối tượng thì... không nắm. Với 2.320 hộ gồm 14.022 nhân khẩu, bà Nguyễn Thị Thủy nói chỉ khoảng 60% người dân tham gia BHYT. Đặc biệt, sau 3 tháng triển khai bắt buộc mua BHYT theo diện hộ gia đình, chỉ có 318/2.320 hộ mua.

Lý giải về việc tỷ lệ hộ gia đình tham gia BHYT còn quá ít, bà Nguyễn Thị Thủy nói: “Còn vướng mắc nhiều. Quy định là một người trong gia đình muốn mua BHYT phải xác minh tất cả thành viên trong gia đình đã tham gia BHYT hay chưa mới bán. Mà nhiều hộ gia đình có người thân đã đi khỏi địa phương, đi nước ngoài, du học thì xác minh quá khó khăn”. Về vấn đề này, Bộ trưởng Nguyễn Thị Kim Tiến cũng đưa ra ví dụ có người dân đã gửi thông tin thắc mắc là đã bị bệnh và đã mua BHYT từ 2013 - 2014 nhưng nay hết hạn muốn mua BHYT lại nhưng bắt phải mua theo hộ gia đình, trong khi người thân thì đi công tác tứ xứ nên xác minh rất lâu, mà bệnh thì phải chữa. “Đây là một bất cập mà cần sớm có biện pháp tháo gỡ ngay cho người bệnh”, Bộ trưởng Nguyễn Thị Kim Tiến nói.

Theo bà Lưu Thị Thanh Huyền, Phó Giám đốc Bảo hiểm xã hội TPHCM, trước năm 2014, người dân mua BHYT tự nguyện nhưng sang 2015 thực thi Luật Bổ sung sửa đổi Luật BHYT thì bắt buộc mua theo cả hộ gia đình. Hộ gia đình có từ người thứ 3 trở lên mua BHYT thì được giảm giá. Tuy nhiên, nhiều hộ gia đình có người thân đi làm, đi học tản mác các tỉnh thì xác minh còn gặp nhiều nhiêu khê thủ tục, trong đó nhiều hộ dân nhập cư không đủ điều kiện cấp sổ tạm trú nên không đủ điều kiện mua BHYT. “Đáng lý việc xác minh là trách nhiệm của phường, xã, quận, huyện chứ không phải làm khó người dân”, bà Lưu Thị Thanh Huyền băn khoăn.

Khám BHYT tại Bệnh viện quận Bình Thạnh.

Bên cạnh thủ tục xác minh để mua BHYT còn rườm rà thì theo Bảo hiểm xã hội TPHCM một bộ phận người dân chưa được tuyên truyền thấu đáo, chưa hiểu hết lợi ích của việc mua BHYT theo hộ gia đình nên không hài lòng và vẫn còn nếp suy nghĩ là đến lúc có bệnh mới mua BHYT.

Khám BHYT tại trạm y tế phường xã khó hiệu quả

Theo ông Nguyễn Minh Thảo, Phó Tổng giám đốc Bảo hiểm xã hội Việt Nam, TPHCM là địa phương có độ phủ BHYT thấp nhất nước. Ông thắc mắc: “Tỷ lệ bao phủ chung của cả nước đến hết năm 2014 là 71,6%, trong khi TPHCM chỉ đạt 69,2% dân số tham gia BHYT”. Để TPHCM đạt chỉ tiêu 76% dân số tham gia BHYT trong năm 2015 theo chỉ thị của Chính phủ, theo ông Nguyễn Minh Thảo phải tăng ít nhất 500.000 người tham gia BHYT. Đây là một con số không phải nhỏ nếu TPHCM không tháo gỡ những vướng mắc ngay từ bây giờ. Ông còn lo ngại là hầu hết bệnh viện tuyến quận, huyện của TPHCM đã đạt tiêu chí bệnh viện hạng 2 nhưng lại khám, điều trị những bệnh thông thường.

Bà Tống Thị Song Hương, Vụ trưởng Vụ BHYT - Bộ Y tế, cho rằng nếu tính ra mua BHYT hộ gia đình thì mỗi người dân chỉ bỏ ra 200.000 - 300.000 đồng/năm là không lớn. Trong khi những hộ nghèo, cận nghèo đã được hỗ trợ để mua thì không khó gì để tăng độ bao phủ BHYT. Bà nhìn nhận: “Cái hạn chế có một phần là công tác tuyên truyền, vận động chưa tốt”. Cùng với tăng cường các biện pháp để nâng tỷ lệ người dân tham gia BHYT, Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến cũng yêu cầu UBND TPHCM chỉ đạo các biện pháp quyết liệt giảm tải. Trong đó, lưu ý đầu tư cho y tế cơ sở, y tế phường, xã. Theo Sở Y tế TPHCM, hiện đã triển khai khám BHYT đến tận trạm y tế phường, xã. Nhưng thực chất, theo bà Lưu Thị Thanh Huyền thì vẫn còn rất ít, nhất là đại bộ phận người dân không muốn khám bệnh tại trạm y tế. Ông Lương Ngọc Khuê, Cục trưởng Cục Quản lý khám chữa bệnh, cũng băn khoăn: “Liệu khám BHYT tại trạm y tế có hiệu quả hay không? Nếu trạm y tế nằm trong khu vực nhiều bệnh viện, phòng khám đa khoa lớn thì dễ gì dân đến trạm y tế. Do đó, cần nghiêm túc xem xét đầu tư nhân lực, vật lực cho trạm y tế”.

Trước thực trạng trên, ông Tất Thành Cang, Phó Chủ tịch UBND TPHCM, yêu cầu các sở, ngành liên quan nghiên cứu đề xuất các giải pháp nhằm tháo gỡ vướng mắc cho người bệnh tham gia BHYT. Ông Tất Thành Cang chỉ đạo những trường hợp người dân đã mua BHYT năm 2013 - 2014 tiếp tục được mua BHYT, xác định những hộ nghèo, cận nghèo để hỗ trợ chu đáo, cắt giảm các thủ tục không cần thiết để người dân mua BHYT theo hộ gia đình… Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến cũng đề nghị UBND TPHCM chỉ đạo các bệnh viện cam kết không để bệnh nhân nằm ghép, cam kết tiếp tục giảm tải tối đa, tăng thêm nhân sự phó phòng chuyên trách BHYT cho Sở Y tế…

Theo SGGP
Bình luận
Back To Top