Chủ động phòng chống bệnh cúm A/H5N1

00:00 - Thứ Hai, 16/03/2015 Lượt xem: 1239 In bài viết
Normal 0 false false false false EN-US X-NONE X-NONE /* Style Definitions */ table.MsoNormalTable {mso-style-name:"Table Normal"; mso-tstyle-rowband-size:0; mso-tstyle-colband-size:0; mso-style-noshow:yes; mso-style-priority:99; mso-style-parent:""; mso-padding-alt:0cm 5.4pt 0cm 5.4pt; mso-para-margin:0cm; mso-para-margin-bottom:.0001pt; mso-pagination:widow-orphan; font-size:10.0pt; font-family:"Calibri","sans-serif"; mso-bidi-font-family:"Times New Roman";} ĐBP - Theo thống kê của WHO thì cúm A/H5N1 hay còn gọi là cúm gia cầm có tỉ lệ gây tử vong rất cao: từ 50-60%; là bệnh truyền nhiễm ở các loài lông vũ do các virus cúm típ A gây ra, có khả năng lây lan rất nhanh, bệnh làm chết hàng loạt gia cầm trong thời gian ngắn, gây ra những tổn thất lớn cho nền kinh tế quốc gia cũng như kinh tế hộ gia đình. Cúm A/H5N1 có thể lây bệnh sang người.

Cán bộ Trạm Y tế xã Thanh Luông, huyện Điện Biên truyền thông cho người dân bản Pe về phòng bệnh cúm A/H5N1.

Trước diễn biến phức tạp nguy hiểm của bệnh cúm gia cầm, Sở Y tế đã chỉ đạo các đơn vị trực thuộc phối hợp với các cấp ngành liên quan triển khai hoạt động phòng chống dịch như: Tăng cường giám sát nhằm phát hiện sớm và xử lý kịp thời nếu xuất hiện ổ dịch cúm đồng thời chỉ đạo các cơ sở điều trị cần chuẩn bị tốt các điều kiện sẵn sàng ứng phó với khả năng dịch bệnh có thể xảy ra. Năm 2009 dịch cúm A/H5N1 xuất hiện trên gia cầm, thủy cầm ở một số địa phương trong tỉnh và có một trường hợp ở xã Sam Mứn, huyện Điện Biên đã bị nhiễm vi rút cúm A/H5N1 và tử vong. Trong năm 2014 trên địa bàn tỉnh đã xảy ra 2 ổ dịch cúm A/H5N ở gia cầm đều được khống chế, không để dịch cúm lây sang người. Tuy nhiên với sự giao lưu rộng rãi như hiện nay nguy cơ bùng phát dịch cúm A/H5N1 trên người là rất cao. Vi rút cúm A/H5N1 có thể lây từ gia cầm sang người do tiếp xúc với gia cầm bị bệnh, bất kỳ bộ phận nào của gia cầm bị bệnh như: chất thải, lông, phân và dịch tiết. Sự lây nhiễm có thể xảy ra qua: tiếp xúc trực tiếp (giết mổ, vận chuyển, mua bán hoặc cầm sờ vào gia cầm bị nhiễm bệnh), ăn thịt và các sản phẩm gia cầm bị nhiễm bệnh không được nấu chín kỹ (trứng, tiết canh)... Theo thống kê của Chi cục Thú y Điện Biên, toàn tỉnh có trên 3 triệu con gia cầm. Để chủ động phòng chống dịch cúm gia cầm ngành nông nghiệp đẩy mạnh tuyên truyền về tình hình dịch bệnh và các biện pháp phòng bệnh trên đàn gia cầm, đến các hộ chăn nuôi, tổ chức tiêm phòng vắc xin cho gia cầm, tổng vệ sinh tiêu độc, khử trùng chuồng trại chăn nuôi. Trước tình hình dịch cúm A/H5N1 đang diễn biến phức tạp ở một số tỉnh trên cả nước, ngành Y tế khuyến cáo người dân chủ động áp dụng các biện pháp dự phòng lây truyền bệnh từ gia cầm sang người. Phát hiện sớm gia cầm chết hàng loạt và thông báo ngay cho chính quyền địa phương để kịp thời ngăn chặn dịch lây lan, tuyệt đối không được giết mổ, sử dụng gia cầm bệnh và gia cầm không có nguồn gốc rõ ràng. Khi tiếp xúc với gia cầm nên mang bảo hộ lao động như: khẩu trang, đi ủng, găng tay… và rửa tay với xà phòng sau khi tiếp xúc. Nếu có triệu chứng ho, sốt cao, mệt mỏi, khó thở, đau tức ngực cần đến cơ sở y tế để được tư vấn và điều trị kịp thời.

Bài, ảnh: Anh Sáu (T4G)
Bình luận
Back To Top