Về việc bác sĩ từ chối mổ cho bệnh nhân là người viết báo: Thầy thuốc và bệnh nhân phải thông cảm, chia sẻ

00:00 - Thứ Năm, 26/03/2015 Lượt xem: 660 In bài viết
Normal 0 false false false EN-US X-NONE X-NONE /* Style Definitions */ table.MsoNormalTable {mso-style-name:"Table Normal"; mso-tstyle-rowband-size:0; mso-tstyle-colband-size:0; mso-style-noshow:yes; mso-style-priority:99; mso-style-parent:""; mso-padding-alt:0cm 5.4pt 0cm 5.4pt; mso-para-margin:0cm; mso-para-margin-bottom:.0001pt; mso-pagination:widow-orphan; font-size:10.0pt; font-family:"Calibri","sans-serif"; mso-bidi-font-family:"Times New Roman";} Ngày 25-3, bên lề cuộc hội thảo “Báo chí với công tác chăm sóc sức khỏe nhân dân”, PGS-TS Nguyễn Viết Tiến - Thứ trưởng Bộ Y tế đã có cuộc trao đổi với báo chí xung quanh những thông tin liên quan tới việc PGS-TS Vũ Bá Quyết, Giám đốc Bệnh viện Phụ sản Trung ương từ chối mổ vì bệnh nhân là người viết báo.

Thứ trưởng Nguyễn Viết Tiến chia sẻ, trong trường hợp cần phải mổ nhưng bác sĩ không thể mổ được vì lý do công việc thì người bệnh sẽ thông cảm. Còn trong trường hợp không phải cấp cứu, nếu bệnh nhân chỉ muốn được bác sĩ nào đó mổ, bác sĩ có thể giải thích cho bệnh nhân đợi đến dịp khác. Như vậy, người bệnh sẽ thấy hài lòng và cảm thấy người thầy thuốc có trách nhiệm với người bệnh.

“Nếu người thầy thuốc ứng xử thật tâm, thật bụng, thật lòng thì người bệnh sẽ hiểu. Như tôi, tôi làm lãnh đạo bệnh viện hàng chục năm, tôi hiểu người bệnh vào viện là rất khổ. Vì thế khi đến bệnh viện, ít ra cũng phải được nghe những lời nói nhẹ nhàng. Bởi thế, người bác sĩ dù có bực bội cũng phải vứt bỏ để đến bệnh viện làm việc vui vẻ...” - Thứ trưởng Nguyễn Viết Tiến bày tỏ.

PGS-TS Nguyễn Viết Tiến cũng thẳng thắn, bất kỳ loại hình khám chữa bệnh nào cũng đều phục vụ cho nhân dân, nên chúng ta không nên phân biệt khám dịch vụ hay không dịch vụ. Khám chữa bệnh quan trọng nhất là phục vụ người bệnh tốt nhất trong điều kiện có thể. Nhìn chung người thầy thuốc và người bệnh phải biết thông cảm và chia sẻ cho nhau, không nên thiên về hướng nào. Tuy nhiên, nói như vậy không có nghĩa là mặc kệ tiêu cực, chúng ta phải quyết tâm xóa và loại bỏ tiêu cực để xã hội phát triển hơn.

Trong khi đó, ông Nguyễn Thế Kỷ - Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương thẳng thắn cho rằng: Nếu cô phóng viên đến bệnh viện với mục đích chữa trị hoặc muốn bác sĩ chăm sóc sức khỏe thì không cần giới thiệu mình là ai. Bởi khi đến viện, người bệnh chỉ có nhu cầu chữa khỏi bệnh. Ngay cả với những người nghèo khó nhất, có địa vị xã hội thấp nhất cũng không cần phải nói điều đó, còn đối với người có thân phận và địa vị xã hội càng cao càng không nên nói ra. Ông Nguyễn Thế Kỷ nhấn mạnh, người phóng viên tác nghiệp cần kỹ năng, trình độ, cảm xúc nhưng khi viết, nên che giấu cảm xúc, nhìn nhận vấn đề khách quan, chính xác và công bằng để làm sao đưa đến người đọc một thông tin cần thiết.

Trước đó, trên một số phương tiện thông tin phản ánh việc bệnh nhân tên Trang (ở Hà Tĩnh) bị PGS-TS Vũ Bá Quyết, Giám đốc Bệnh viện Phụ sản Trung ương từ chối mổ vì bệnh nhân là người viết báo. Tuy nhiên, trong cuộc trao đổi với báo chí chiều 24-3 PGS-TS Vũ Bá Quyết khẳng định: “Tôi là lãnh đạo bệnh viện, bận rất nhiều việc nên từ chối mổ dịch vụ cho bệnh nhân không phải cấp cứu là chuyện bình thường. Hơn nữa, khi nghe cô ấy nói làm ở tờ báo đó, tôi không thích nên bày tỏ: Báo các cô thường đưa tin như thế này, thế kia chứ không ám chỉ bệnh nhân viết báo nên bác sĩ không mổ”.

Theo SGGP
Bình luận
Back To Top