Khó khăn trong phòng, chống lao

00:00 - Thứ Hai, 30/03/2015 Lượt xem: 1199 In bài viết
Normal 0 false false false false EN-US X-NONE X-NONE /* Style Definitions */ table.MsoNormalTable {mso-style-name:"Table Normal"; mso-tstyle-rowband-size:0; mso-tstyle-colband-size:0; mso-style-noshow:yes; mso-style-priority:99; mso-style-parent:""; mso-padding-alt:0cm 5.4pt 0cm 5.4pt; mso-para-margin:0cm; mso-para-margin-bottom:.0001pt; mso-pagination:widow-orphan; font-size:10.0pt; font-family:"Calibri","sans-serif"; mso-bidi-font-family:"Times New Roman";} ĐBP - Những năm qua, mặc dù còn rất nhiều khó khăn song công tác phòng chống bệnh lao ở Điện Biên đã có nhiều chuyển biến tích cực. Năm 2014, các hoạt động Dự án phòng chống lao tiếp tục được duy trì thường xuyên ở 130/130 xã, phường. Tổ chống lao tuyến huyện đã được củng cố, các xã đều có cán bộ phụ trách hoạt động phòng chống lao. Hoạt động hoá trị liệu ngắn ngày với quản lý điều trị có kiểm soát trực tiếp (DOTS) được triển khai trong toàn tỉnh.

Theo dõi sức khỏe người bệnh điều trị nội trú hàng ngày tại Bệnh viện Lao & Bệnh phổi tỉnh. Ảnh: ANH SÁU (T4G)

Thực hiện chỉ tiêu, kế hoạch năm đều đạt từ 85% đến 105%: Khám bệnh đạt 106%; phát hiện bệnh nhân lao mới 84,5%; bệnh nhân lao phổi AFB(+) đạt 105%; số lam phát hiện đạt 85% kế hoạch; 100% số bệnh nhân phát hiện mới đều được quản lý điều trị. Tỷ lệ điều trị khỏi cao, đạt trên 91%. Tuy nhiên, tỷ lệ mắc lao mới được phát hiện/dân số còn thấp, đạt 0,34%. Hệ thống xét nghiệm lao bằng kỹ thuật soi đờm trực tiếp được tăng cường. Năm 2014, đã củng cố và chuyển giao kỹ thuật xét nghiệm lao cho 2 cụm kính của huyện Nậm Pồ và 3 cụm kính huyện Tủa Chùa, 1 cụm kính tại Trại giam Nà Tấu. Hệ thống máy xét nghiệm Gene Xpert tuyến tỉnh hoạt động khá hiệu quả; năm 2014 đã phát hiện 3 ca lao kháng thuốc và tư vấn chuyển về điều trị tại Bệnh viện 74 Trung ương 01 ca. Trong năm đã khám sàng lọc lao bằng chụp X.quang phổi và xét nghiệm đờm cho 1.200 đối tượng uống methadone và 800 phạm nhân của Trại giam Nà Tấu. Kết quả đã phát hiện 106 ca có tổn thương phổi; trong đó, 15 ca nghi lao và 3 ca lao phổi AFB(+). Công tác khám chữa bệnh lao có nhiều tiến bộ, một số kỹ thuật mới được chuyển giao từ Trung ương và đã áp dụng thành công tại Bệnh viện: Nội soi tai – mũi - họng; mở màng phổi, dẫn lưu tràn dịch, tràn khí màng tim, kỹ thuật chẩn đoán Lao kháng thuốc bằng máy xét nghiệm GeneXpert, kỹ thuật điều trị lao theo công thức 6 tháng, điều trị lao nặng… Năm 2014, đã cấp cứu và cấp thuốc điều trị lao cho 4 bệnh nhân lao của tỉnh Phoong Sa Ly, nước CHDCND Lào. Bên cạnh những thành quả đạt được, công tác phòng chống lao còn nhiều khó khăn, thách thức cần được sự tham gia của các ban, ngành, đoàn thể, nhằm huy động sức mạnh của mỗi cá nhân, cộng đồng và toàn xã hội. Kết quả điều tra tại Điện Biên năm 2010 - 2011 cho thấy, tỷ  lệ mắc lao các thể còn cao, nhất là lao phổi AFB dương tính khoảng 117ca/100.000 người dân. Với tỷ lệ này tại Điện Biên sẽ có khoảng 590 bệnh nhân lao phổi dương tính/năm; song tỷ lệ phát hiện còn thấp (trung bình chỉ từ 90-100 ca/năm). Như vậy, nguồn lây chính vẫn đang tiềm ẩn ở mức độ cao và tỷ lệ lây nhiễm trong cộng đồng ngày càng lớn. Nhận thức của người dân về bệnh lao và cách phòng tránh còn hạn chế; xã hội vẫn còn kỳ thị với bệnh nhân lao dẫn đến người bị bệnh lao thường giấu bệnh không đi khám phát hiện. Hoặc nếu bị mắc bệnh thì việc tuân thủ điều trị cũng không đầy đủ thường bỏ trị gây bệnh lao kháng thuốc, làm cho công tác điều trị càng khó khăn hơn. Một số ban, ngành còn xem nhẹ công tác phòng chống lao; một số cơ sở điều trị cán bộ y tế còn thiếu và yếu. Việc đưa dịch vụ khám phát hiện đến gần dân chưa được thực hiện thường xuyên, công tác tuyên truyền chưa được nhiều, nhất là đối với đồng bào đân tộc vùng sâu, vùng xa. Là tỉnh có tỷ lệ nhiễm HIV/dân số cao, đồng nghĩa với số người nhiễm HIV bị mắc lao và lao kháng thuốc cũng ngày một tăng. Vì vậy đây là những mối đe doạ lớn đối với cộng đồng và xã hội. Mặt khác, đa số bệnh nhân lao đều là người nghèo, có thu nhập thấp luôn thiếu tiền ăn và chi phí điều trị khi phải nằm viện. Một vấn đề khó khăn nữa đó là thiếu kinh phí cho hoạt động phòng chống lao và công tác này chưa được xã hội hóa cao, chưa có sự tham gia quyết liệt của các ban, ngành, đoàn thể, cộng đồng và xã hội. Người mắc bệnh lao vẫn còn chịu nhiều thiệt thòi về đời sống cả vật chất lẫn tinh thần. Bệnh lao làm cho đời sống của người bệnh đã nghèo càng nghèo hơn.

Bệnh lao sẽ được chữa khỏi hoàn toàn và có thể tránh được lây lan cho cộng đồng, nếu phát hiện sớm và điều trị đúng cách. Nhưng để mỗi bệnh nhân hiểu rõ về tác hại của bệnh và điều trị kịp thời, thì công tác tuyên truyền phải đẩy mạnh hơn nữa, làm cho mỗi người dân, cộng đồng và toàn xã hội hiểu một cách đầy đủ về bệnh lao, những tác hại cho cộng đồng, từ đó tích cực chung tay góp sức vào công tác phòng chống Lao. Như vậy, đây không chỉ là trách nhiệm của cán bộ trực tiếp làm công tác phòng chống lao mà cần phải có sự vào cuộc và tham gia của các cấp, các ngành, cả cộng đồng và toàn xã hội. Đầu tư cho công tác phòng chống lao chính là đầu tư xóa đói giảm nghèo bền vững hiệu quả.

BS.CKII. Đỗ Quang Hải

GĐ Bệnh viện Lao và bệnh Phổi tỉnh

Bình luận
Back To Top