Người cao tuổi bị ung thư không được buông xuôi

15:21 - Thứ Hai, 20/07/2020 Lượt xem: 4899 In bài viết

Nhiều gia đình có người thân trên 80 tuổi khi phát hiện bệnh ung thư thường có tâm lý buông xuôi, không điều trị với quan điểm “nhiều tuổi rồi bệnh tiến triển chậm, càng cố đụng chạm dao kéo càng nặng thêm”.

Tuy nhiên, trong những năm gần đây, Bệnh viện K đã thực hiện nhiều ca phẫu thuật thành công cho những người bệnh ngoài 80, thậm chí hơn 90 tuổi khi phát hiện ung thư đã ở giai đoạn 4. Đánh sau giá sau mổ, kết quả của các bệnh nhân này đều khả quan, sức khỏe đã ổn định và sinh hoạt bình thường, tiếp tục được thực hiện phác đồ điều trị.

Chia sẻ về điều này, các bác sĩ của Bệnh viện K cho biết, 2 ca bệnh ung thư điển hình vừa được bệnh viện phẫu thuật thành công đều là 2 cụ 90 tuổi, trong đó có cụ phát hiện ung thư đã ở giai đoạn 4. Trường hợp thứ nhất là cụ Nguyễn Văn M. (90 tuổi, ở Hà Nam). Cách đây 2 tháng, cụ có dấu hiệu đi ngoài khó, kèm đại tiện phân lẫn máu, bụng chướng gây khó chịu.

Khi đến khám tại Bệnh viện K, chẩn đoán và nội soi cho thấy cụ có dấu hiệu bán tắc ruột, khối u chít hẹp hết lòng trực tràng. Sau khi hội chẩn, ngay lập tức các bác sỹ đã đưa ra chỉ định cụ cần được tiến hành phẫu thuật cắt đoạn trực tràng vì đã có dấu hiệu biến chứng bán tắc ruột.

ThS.BS Đoàn Trọng Tú, Trưởng khoa Ngoại Bụng 2 chia sẻ: “Đây là trường hợp người bệnh ung thư trực tràng cao giai đoạn T4a N1M0. Mặc dù tuổi đã cao nhưng sau khi đánh giá toàn trạng người bệnh, chúng tôi nhận định có thể phẫu thuật được và cần phải thực hiện sớm bởi cụ M. đã có biến chứng bán tắc ruột, nếu không thực hiện nhanh chóng, chính xác thì sẽ đe dọa trực tiếp đến tính mạng của người bệnh. Do đó, các bác sỹ đã tư vấn rất kỹ cho người nhà để chuẩn bị tâm lý trước khi phẫu thuật cho cụ M”.

Cụ ông và cụ bà đều 90 tuổi phẫu thuật ung thư thành công.

Ths Tú cũng cho biết thêm: “Không phải gia đình nào cũng sẽ đồng ý phẫu thuật, bởi có nhiều vấn đề họ còn lo ngại, băn khoăn, thậm chí là buông xuôi vì người bệnh đã 80, 90 tuổi rồi. Nhưng nếu bệnh nhân đủ điều kiện sức khỏe để thực hiện thì chúng tôi sẽ cố gắng tư vấn, giải thích kỹ để người nhà đặt niềm tin vào các bác sỹ”.

Ca mổ đã diễn ra thuận lợi, bệnh nhân được cắt đoạn trực tràng nối ngay một thì, không phải đeo hậu môn nhân tạo nên chất lượng cuộc sống của bệnh nhân chắc chắn sẽ tốt hơn. Sau khi theo dõi được 10 ngày, bệnh nhân đã ổn định và ra viện.

Trường hợp thứ 2 là cụ bà Phạm Thị L. (90 tuổi, ở Hà Tĩnh) được chẩn đoán ung thư dạ dày giai đoạn T3N1M0. Trước khi vào viện, cụ L. có triệu chứng xuất huyết tiêu hóa, hẹp môn vị nếu không mổ sẽ rất nguy hiểm, suy kiệt sức khỏe vì thiếu dinh dưỡng do chảy máu dạ dày. Các bác sĩ đánh giá thể trạng của cụ L. tương đối tốt, đã giải thích với gia đình, sau đó phẫu thuật cắt 2/3 dạ dày và vét hạch. Sau mổ, bệnh nhân khỏe mạnh và đã được xuất viện.

Với những tiến bộ về chẩn đoán và điều trị ung thư như hiện nay, người cao tuổi khi phát hiện bệnh, gia đình không nên buông xuôi. ThS.BS Đoàn Trọng Tú khuyến cáo: “Tuổi là một trong những vấn đề cần cân nhắc khi tiến hành điều trị ung thư, nhưng người bệnh đừng vội từ bỏ. Ngay cả khi phát hiện bệnh ở tuổi 80, 90 thì vẫn nên quyết tâm phối hợp với các bác sĩ chuyên sâu về ung thư để không bỏ lỡ cơ hội chữa bệnh trong điều kiện tốt nhất.

Nếu trong điều kiện cho phép và đảm bảo kỹ thuật thì vẫn nên tiến hành phẫu thuật, giúp nâng cao chất lượng sống cho người bệnh. Với trình độ của các bác sĩ phẫu thuật ung thư cũng như khả năng gây mê hồi sức tốt như hiện nay, Bệnh viện K là một địa chỉ tin cậy cho người bệnh”.

Bệnh viện Chợ Rẫy sử dụng hệ thống xét nghiệm chẩn đoán sinh học phân tử hiện đại nhất

Bệnh viện Chợ Rẫy (TP Hồ Chí Minh) vừa đưa vào hoạt động Alinity m - hệ thống chẩn đoán phân tử hiện đại nhất của Công ty Abbott Laboratories SA lần đầu tiên triển khai tại Việt Nam. Hệ thống này được ứng dụng trong các xét nghiệm: Đo tải lượng virus viêm gan B, đo tải lượng virus viêm gan C, đo tải lượng virus HIV, tầm soát các bệnh lây nhiễm qua đường tình dục, tầm soát virus HPV…

Được biết, các xét nghiệm chẩn đoán bằng sinh học phân tử đóng vai trò rất quan trọng trong việc sàng lọc, giúp quyết định điều trị và theo dõi điều trị đối với các bệnh truyền nhiễm cấp tính và mạn tính. Tuy nhiên, với hầu hết các hệ thống chẩn đoán hiện nay, bệnh nhân và bác sĩ điều trị phải chờ đợi từ 5-6 giờ hoặc vài ngày mới có kết quả xét nghiệm.

Bên cạnh các tính năng phân loại mẫu, tách chiết DNA/RNA, khuếch đại, phát hiện và phân tích dữ liệu, hệ thống Alinity m còn giúp trả kết quả nhanh cho người bệnh trong vòng 2 giờ đồng hồ; với công suất 300 kết quả xét nghiệm trong vòng 8 giờ cho tất cả các xét nghiệm, 1.000 mẫu/ngày.

Bác sĩ CKII Nguyễn Tri Thức - Giám đốc Bệnh viện Chợ Rẫy cho biết, trung bình mỗi ngày, Bệnh viện Chợ Rẫy tiếp nhận khám, điều trị cho gần 10.000 lượt bệnh nhân nội và ngoại trú. Quá trình chẩn đoán và điều trị, thời gian để cho ra một kết quả xét nghiệm là vô cùng quan trọng. Do đó, càng rút ngắn thời gian xét nghiệm thì càng giúp giảm thiểu thời gian chờ đợi, vốn gây ảnh hưởng không nhỏ đến tâm lý, thời gian, công sức và chi phí của người bệnh.

P.V (Theo CAND)
Bình luận
Back To Top