Video

Ngày cuối năm ở Sa Lông

Thứ Năm, 12/02/2015 00:00 Lượt xem: 1355 In bài viết
Normal 0 false false false false EN-US X-NONE X-NONE /* Style Definitions */ table.MsoNormalTable {mso-style-name:"Table Normal"; mso-tstyle-rowband-size:0; mso-tstyle-colband-size:0; mso-style-noshow:yes; mso-style-priority:99; mso-style-parent:""; mso-padding-alt:0cm 5.4pt 0cm 5.4pt; mso-para-margin:0cm; mso-para-margin-bottom:.0001pt; mso-pagination:widow-orphan; font-size:10.0pt; font-family:"Calibri","sans-serif"; mso-bidi-font-family:"Times New Roman";} ĐBP - Ngày cuối năm, đến với bản làng của đồng bào dân tộc Mông đỏ, xã Sa Lông, huyện Mường Chà, đâu đâu cũng bắt gặp chị em phụ nữ cặm cụi bên mớ đồ khâu vá, thêu thùa. Ai nấy đều nhanh tay hoàn thiện những chiếc váy, áo thổ cẩm còn dang dở để chuẩn bị đón chào năm mới. Bên cạnh họ, đôi khi là những chiếc váy vừa được ráp nối, rực rỡ như những cánh hoa. Từ vẻ đẹp của con người đến sắc màu thổ cẩm làm phong cảnh nơi vùng cao này thêm lung linh, rộn ràng, như báo hiệu mùa xuân đã về.

Dù định cư gần quốc lộ, cuộc sống ngày càng tiện nghi; giao lưu, buôn bán hàng hóa cũng ngày càng thuận tiện nhưng người Mông đỏ ở Sa Lông vẫn giữ được nhiều nét đẹp văn hóa dân tộc. Trong đó có thể kể đến việc giữ gìn trang phục truyền thống. Từ khi còn là một thiếu nữ đến khi lên chức bà, chức cụ, phụ nữ Mông vẫn tự làm trang phục cho mình và người thân trong gia đình. Tranh thủ lúc nông nhàn, rảnh rỗi, chị em tự chọn vải, cắt may rồi thêu hoa văn, họa tiết cho các bộ váy, áo. Trang phục nam giới hiện đã ít được sử dụng, còn phụ nữ hầu như chỉ mặc đồ do chính mình hoặc người thân làm ra. Cuối năm, ai cũng cố gắng may cho xong bộ trang phục mới để đón tết. Để làm một chiếc váy cho nữ giới mất rất nhiều công đoạn và đòi hỏi sự thuần thục, kiên nhẫn cao bởi nó có nhiều họa tiết nhỏ và 4-5 tầng hoa văn khác nhau. Tổng chiều dài của các tầng cộng lại phải tầm 6m mới có thể tạo nên một chiếc váy xòe. Kỳ công, tinh xảo là vậy, nên ai nhanh tay cũng phải mất 2 đến 3 tháng làm liên tục mới xong một chiếc, trung bình một người chỉ làm được 2 đến 3 bộ/năm.

Khi các bộ trang phục đã được hoàn thiện, họ thường không mặc luôn mà để khi bước sang năm mới sẽ diện đi du xuân, gặp gỡ người thân, bạn bè. Vì vậy, mùa xuân đối với đồng bào dân tộc Mông càng trở nên ý nghĩa và được mong chờ hơn. Qua những bộ váy, áo “để dành” chỉ mặc khi sang xuân, họ muốn gửi gắm mong ước một năm mới với mọi thứ đều tươi mới và vui vẻ.

Ngày cuối năm này, bà Chớ Thị Lầu cũng đang miệt mài hoàn tất công đoạn cuối cùng của chiếc váy. Tuy đã hơn 70 tuổi nhưng đôi mắt bà vẫn tinh tường, đôi tay vẫn uyển chuyển đưa từng đường kim, thêu lên những hoa văn đẹp mắt. Tính cả chiếc váy trên tay, năm nay bà làm được 2 bộ trang phục mới. Khi nói về những sản phẩm của chính mình, bà cười thật rạng rỡ bởi thêm một năm nữa, bà vẫn tự làm được bộ váy đẹp cho bản thân để đi thăm chị em, con cháu trong gia đình khi tết đến.

Trang phục truyền thống của người dân tộc Mông đỏ có màu sắc rực rỡ, tươi sáng với các màu chủ đạo là hồng, đỏ với nhiều họa tiết được rải đều trên cả cánh tay, cổ áo và thân váy. Những ngày cuối năm, bản làng nơi đây trở nên lộng lẫy và cuốn hút hơn với sắc màu ấy. Dưới mỗi mái hiên, trước sân, trên hàng rào, nhiều chiếc váy được xếp như những cánh bướm phấp phới bay, đón ánh nắng xuân. Trên những con đường, nhiều chị em đã xúng xính váy mới, tà váy đong đưa nhịp nhàng theo từng bước chân, tạo nên một bức tranh sinh động, vui tươi, đầy sắc màu và một không gian đặc trưng, dễ níu chân khách qua đường mỗi dịp tết đến, xuân về.

Nguyễn Hiền

Back To Top