Video

Dấu ấn văn hóa “triệu ruộng” trên đất Điện Biên

Chủ Nhật, 15/02/2015 00:00 Lượt xem: 1286 In bài viết
800x600 Normal 0 false false false EN-US X-NONE X-NONE MicrosoftInternetExplorer4 st1\:*{behavior:url(#ieooui) } /* Style Definitions */ table.MsoNormalTable {mso-style-name:"Table Normal"; mso-tstyle-rowband-size:0; mso-tstyle-colband-size:0; mso-style-noshow:yes; mso-style-priority:99; mso-style-parent:""; mso-padding-alt:0cm 5.4pt 0cm 5.4pt; mso-para-margin:0cm; mso-para-margin-bottom:.0001pt; mso-pagination:widow-orphan; font-size:10.0pt; font-family:"Times New Roman","serif";} ĐBP - Bắc Thái Lan từ lâu được mệnh danh là vùng đất “triệu ruộng”. Đây cũng là khu vực có nền du lịch phát triển lớn mạnh, với đa dạng bản sắc văn hóa dân tộc độc đáo, gắn liền với hoạt động sản xuất nông nghiệp. Tuy nhiên, không phải ai cũng có điều kiện để tới, trải nghiệm và hiểu những nét văn hóa độc đáo, thú vị đó. Vừa qua, 4 tỉnh Bắc Thái Lan, gồm: Chiềng Rai, Pha Dau, Nan, Phe đã tổ chức chuyến thăm hữu nghị, hợp tác quốc tế tại Điện Biên. Có thể nói, đây thực sự là cơ hội tốt để người dân Điện Biên tiếp cận và trải nghiệm văn hóa Thái Lan ngay tại chính địa phương mình. Ngược lại, bằng thiện chí, sự thân thiện, những người bạn Thái Lan cũng kịp ghi những dấu ấn nhất định trong lòng mỗi người dân Điện Biên.

Do có nhiều nét tương đồng trong văn hóa, đặc điểm vùng miền và đời sống nên nhiều năm qua Điện Biên và các tỉnh phía Bắc Thái Lan đã có nhiều hoạt động giao lưu, trao đổi hợp tác trong nhiều lĩnh vực, nhất là một số lĩnh vực thế mạnh của các bên là du lịch và nông nghiệp. Đánh dấu sự phát triển đó, 8/2011, lãnh đạo 2 tỉnh: Điện Biên và Nan (Thái Lan) đã ký biên bản ghi nhớ về giao lưu, hợp tác quốc tế. Theo đó, mối quan hệ này ngày càng được thắt chặt, 2 bên thường xuyên tổ chức các đoàn lãnh đạo, và doanh nghiệp địa phương sang thăm hữu nghị lẫn nhau, nhằm tạo cơ hội hợp tác, xúc tiến thương mại, du lịch. Điện Biên cũng mở rộng các chuyến thăm hữu nghị, hợp tác quốc tế ra nhiều tỉnh khác cùng nằm trong khu vực phía Bắc của Thái Lan, như: Chiềng Rai, Phe. Chuyến thăm hữu nghị, giao lưu của 4 tỉnh phía Bắc Thái Lan vừa qua tại Điện Biên là một trong những hoạt động nhằm thắt chặt thêm mối liên kết đó. Nhưng đây là lần đầu tiên được tổ chức với quy mô lớn và nhiều hoạt động sôi nổi. Ấn tượng phải kể đến không chỉ đối với giới doanh nghiệp mà đông đảo người dân Điện Biên đó là Chương trình giới thiệu, quảng bá sản phẩm Thái Lan tại Quảng trường 7/5 (TP. Điện Biên Phủ). Chưa dám đánh giá hiệu quả của chương trình đối với hoạt động xúc tiến thương mại giữa các bên, nhưng nhìn nhận ở góc độ từ phía những người dân thì có thể nói đã có nhiều ấn tượng tốt đẹp. Mặc dù, với nhiều người Điện Biên đã có không ít lần tiếp cận, sử dụng sản phẩm Thái Lan. Song họ vẫn đánh giá rất cao hoạt động giới thiệu, quảng bá và những sản phẩm mà các tỉnh Bắc Thái Lan mang tới Điện Biên dịp này.

Tại đây, 4 tỉnh Bắc Thái Lan tham gia trưng bày và giới thiệu 11 gian hàng, với gần 70 sản phẩm các loại, thuộc một số lĩnh vực: dệt thổ cẩm, đồ thủ công mỹ nghệ, mỹ phẩm, trang sức, may mặc, thực phẩm, ẩm thực... Mỗi sản phẩm, mỗi gian hàng có nét độc đáo khác nhau, đặc trưng cho văn hóa, dân tộc, vùng miền. Được mệnh danh là xứ “triệu ruộng” nên thật dễ hiểu khi các sản phẩm mà 4 tỉnh Bắc Thái Lan mang đến giới thiệu hầu hết đều được sản xuất từ các nguyên liệu của ngành nông nghiệp. Ấn tượng và thu hút sự chú ý của đông đảo người dân Điện Biên là những gian hàng đồ thổ cẩm, mỹ phẩm, ẩm thực và trang sức. Toàn bộ mặt hàng đều được sản xuất thủ công, do chính đôi bàn tay khéo léo và mang đậm nét đặc trưng của văn hóa Thái. Cũng chính bởi vậy mà thu hút rất đông lượng khách tham quan. Nhiều người cũng đã chọn mua được cho bản thân và gia đình những sản phẩm ưng ý.

Đối với ẩm thực Thái Lan, từ lâu cũng đã được đánh giá cao về độ độc đáo và sức hấp dẫn. Không có nhiều, song mang đến giới thiệu tại Điện Biên dịp này đều là món ăn truyền thống của Thái Lan, như: Xôm Tằm, Khép Mú... với hương vị đặc biệt. Vẫn chỉ là những nguyên liệu quen thuộc từ các loại rau, quả, thực phẩm, thịt gia súc, gia cầm, nhưng với cách chế biến khác và sự pha trộn tinh tế giữa các hương vị: chua, cay, mặn, ngọt... đã tạo nên những món ăn không chỉ ngon mà còn lạ miệng. Còn với các doanh nghiệp Thái Lan, mục đích chính của họ trong dịp này không phải đến bán sản phẩm, chính bởi vậy, họ không đặt nặng vấn đề doanh thu. Phần lớn thương nhân đều chia sẻ, đây là cơ hội tốt để họ quảng bá, giới thiệu sản phẩm đến người dân Điện Biên.

Cùng với giới thiệu, quảng bá sản phẩm Thái Lan, các hoạt động biểu diễn, giao lưu nghệ thuật cũng diễn ra hết sức sôi nổi. Những tiết mục mang đậm bản sắc văn hóa của người Thái Lan được các nghệ sỹ thể hiện, gửi gắm thông qua bản nhạc truyền thống và làn điều múa uyển chuyển. Người xem có thể hiểu hơn và có cái nhìn tổng quát hơn về văn hóa Thái Lan. Những động tác biểu diễn hết sức đơn giản như chính con người họ. Đó có thể tượng trưng cho các động tác trong sản xuất nông nghiệp, hoặc được kết tinh lại từ những sinh hoạt đời thường, họ mang vào điệu múa cái hồn của đất nước, con người Thái Lan. Cũng chính những điều đó đã làm nên nét riêng và sức cuốn hút đối với người dân Điện Biên.

Chỉ 2 ngày ngắn ngủi, song những người bạn đến từ 4 tỉnh phía Bắc của Thái Lan đã để lại những dấu ấn tốt đẹp trong lòng mỗi người dân Điện Biên, và ngược lại, họ cũng mang về đất nước “triệu ruộng” những tình cảm tốt đẹp từ một mảnh đất giàu truyền thống lịch sử Điện Biên Phủ. Đó là nền tảng vững chắc, thắt chặt thêm tình đoàn kết bền vững, thúc đẩy hợp tác phát triển trên các lĩnh vực giữa Điện Biên với các tỉnh Bắc Thái Lan và được lãnh đạo 2 bên đánh giá rất cao. Đồng thời cũng là việc làm thiết thực trong tiến trình thực hiện các nội dung cam kết của 2 nước Việt Nam – Thái Lan cho việc thành lập Cộng đồng kinh tế chung ASEAN dự kiến vào cuối năm 2015.

Hà Linh – Nguyễn Hiền

Back To Top