Video

Phong tục chiều 30 tết của người dân tộc Lào

Thứ Sáu, 27/02/2015 00:00 Lượt xem: 1134 In bài viết
Normal 0 false false false false EN-US X-NONE X-NONE /* Style Definitions */ table.MsoNormalTable {mso-style-name:"Table Normal"; mso-tstyle-rowband-size:0; mso-tstyle-colband-size:0; mso-style-noshow:yes; mso-style-priority:99; mso-style-parent:""; mso-padding-alt:0cm 5.4pt 0cm 5.4pt; mso-para-margin:0cm; mso-para-margin-bottom:.0001pt; mso-pagination:widow-orphan; font-size:10.0pt; font-family:"Calibri","sans-serif"; mso-bidi-font-family:"Times New Roman";} ĐBP - Phong tục đón tết của người dân tộc Lào ở bản Na Sang 1, xã Núa Ngam, huyện Điện Biên bắt đầu bằng nghi lễ cúng rước thần linh, tổ tiên về ăn tết với bà con dân bản. Nghi lễ này được thực hiện vào chiều 30 tết với sự tham gia đông đủ của tất cả các hộ gia đình. Trải qua nhiều đổi thay trong cuộc sống nhưng đồng bào dân tộc nơi đây vẫn giữ được vẹn nguyên nét đẹp văn hóa tâm linh với phong tục chiều 30 tết truyền thống này.

Để thực hiện các nghi lễ, từ quá trưa, người dân đã tập trung đầy đủ về nhà thờ bản cùng nhau chuẩn bị các lễ vật. Nhà thờ được đặt trong khu rừng phía trên của bản, là nơi linh thiêng, thờ cúng các vị thần bảo vệ, che chở cho bản làng như: thần rừng, thần mưa, thần sông, thần suối… và tổ tiên từ ngàn đời xưa cùng những người đã mất. Không có kiến trúc, sắp xếp cầu kỳ như nhà thờ của người kinh hay đồng bào công giáo, nhà thờ bản Na Sang chỉ đơn giản là một ngôi nhà nhỏ, có bệ cao với 7 ngăn thờ hẹp và 2 ngăn rộng để bày mâm lễ. 7 ngăn thờ tượng trưng cho 7 khe suối cung cấp nước tưới cho ruộng nương của bản. Người dân nơi đây sống dựa vào trồng trọt, chăn nuôi, gần gũi với thiên nhiên, vì vậy, các hoạt động văn hóa luôn gắn với tín ngưỡng nông nghiệp. Đặc biệt, phong tục chiều 30 tết (hay người dân nơi đây còn gọi tên “xên bản xên mường”) với những mong ước về vụ mùa bội thu, bản làng no ấm, con cháu khỏe mạnh vẫn được người dân lưu giữ và truyền lại cho đời sau một cách trân trọng và trọn vẹn.

Để chuẩn bị, thanh niên trai tráng trong bản cùng nhau mổ bò, gà, chó để chuẩn bị mâm cỗ, các cụ già thì xếp trầu, thuốc và các vật dụng, quần áo cúng. Theo phong tục của người Lào nơi đây, để đón rước thần linh về ăn tết với mình, bản phải mổ 7 con gà, 1 con chó, 1 con bò hoặc lợn (2 con vật này luân phiên nhau mỗi năm). Năm trước, bản đã cúng lợn, năm nay mổ bò làm vật phẩm. Các lễ vật này đều do cả bản góp tiền chuẩn bị. Để dâng lên thần linh và tổ tiên, các vật cúng đều được luộc chín. Gà được chia đều 7 phần, bò được thái miếng, xếp mâm chung, chó thui nướng làm lễ bên ngoài gian thờ. Ngoài ra, trong đồ lễ còn có khăn, vải, quần áo và đồ trang sức đều do phụ nữ trong bản tự tay làm. Trước giờ lễ, không khí tại khu vực nhà thờ hết sức đông vui, ai nấy đều nhanh tay làm cho kịp giờ cúng đã định. Trẻ em và phụ nữ thì vui chơi, múa hát các điệu múa truyền thống của dân tộc trong tiếng cồng, chiêng rộn rã.

Khi các mâm cúng đã xong xuôi, giờ đẹp đã đến, chẩu chẳm (thầy cúng uy tín được cả bản bầu chọn và được truyền từ cha sang con) bắt đầu tiến hành các nghi thức. Đầu tiên, chẩu chẳm báo cáo tình hình đời sống, sức khỏe và những niềm vui cũng như biến cố trong năm vừa qua của bản. Tiếp đó, cầu khấn các thần linh và tổ tiên tiếp tục che chở, bảo vệ bản làng trong năm mới, cầu cho người già sống lâu, con cháu khỏe mạnh, mưa thuận gió hòa, ngô khoai đầy nhà, thóc lúa đầy bồ, trâu bò sinh sôi phát triển… Cuối cùng chẩu chẳm khấn mời rượu thần linh, tổ tiên, mời về bản vui chơi với con cháu trong 3 ngày tết. Để kết thúc lễ cúng, các cụ già cùng tập trung lại, kêu tên các thần, đọc lời cầu khấn của bản và cúi lạy trước ban thờ. Sau đó cả bản cùng nhau ăn tất niên tại sân nhà thờ rồi mới rước các thần và tổ tiên về bản.

Bữa cơm tất niên của người dân Na Sang 1 tập trung tất cả các hộ gia đình của bản. Bữa cơm này, họ gọi là lộc của thần linh, tổ tiên ban cho và là bữa cơm rừng tái hiện lại cuộc sống xưa kia của ông cha. Bởi sau lễ cúng, các đồ cúng được chia đều cho các mâm. Người dân đến đây, mỗi người mang theo một nắm xôi, trải lá rừng hoặc báo làm mâm, cùng nhau ăn bữa cơm cuối cùng của năm. Bữa cơm tất niên giản đơn nhưng ấm áp.

Chiều 30 tết đối với người dân tộc Lào nơi đây không chỉ là một hoạt động văn hóa linh thiêng, thể hiện sự tôn thờ với thần linh, tổ tiên mà còn là dịp gặp gỡ, chuyện trò, tổng kết 1 năm lao động vất vả của người dân trong bản. Kết thúc nghi lễ chung này, các gia đình đều ra về với niềm vui và niềm tin về một năm mới vẫn luôn được chở che để ngày càng ấm no và hạnh phúc.

Nguyễn Hiền

Back To Top