Video

Điện Biên: Bước chuyển mình đầy nỗ lực

Chủ Nhật, 11/10/2015 00:00 Lượt xem: 2537 In bài viết
Normal 0 false false false MicrosoftInternetExplorer4 /* Style Definitions */ table.MsoNormalTable {mso-style-name:"Table Normal"; mso-tstyle-rowband-size:0; mso-tstyle-colband-size:0; mso-style-noshow:yes; mso-style-parent:""; mso-padding-alt:0cm 5.4pt 0cm 5.4pt; mso-para-margin:0cm; mso-para-margin-bottom:.0001pt; mso-pagination:widow-orphan; font-size:10.0pt; font-family:"Times New Roman"; mso-ansi-language:#0400; mso-fareast-language:#0400; mso-bidi-language:#0400;} ĐBP - Những ngày này, không khí thi đua sôi nổi đang tràn ngập khắp các địa phương trên địa bàn tỉnh Điện Biên để đón chào sự kiện chính trị quan trọng nhất trong năm: Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XIII, nhiệm kỳ 2015-2020. Đảng bộ Điện Biên vừa kết thúc một nhiệm kỳ 5 năm, trên tinh thần đoàn kết, đổi mới và phát triển trong sự đồng thuận của các tầng lớp nhân dân. Con số 35/50 chỉ tiêu ghi nhận đạt và vượt nghị quyết đại hội lần thứ XII đề ra, trong đó 21 chỉ tiêu vượt chủ yếu đều liên quan đến chất lượng đời sống nhân dân đã minh chứng cho một nhiệm kỳ với bước chuyển mình đầy nỗ lực.

Xác định vai trò lãnh đạo độc tôn của Đảng, BCH Đảng bộ tỉnh nhiệm kỳ 2010-2015 đã lấy công tác xây dựng Đảng là nhiệm vụ then chốt, với “kim chỉ nam” chính là Nghị quyết Trung ương 4 (khóa XI) về “Một số vấn đề cấp bách về xây dựng Đảng hiện nay”, gắn với thực hiện Chỉ thị số 03 về “Tiếp tục đẩy mạnh việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”.

5 năm - một nhiệm kỳ, mỗi người có tâm huyết với mảnh đất quê hương Điện Biên đều vui mừng, xúc động và tự hào về những đổi thay mà tỉnh nhà đã đạt được. Những chuyển biến mạnh mẽ trong nhiệm kỳ qua được minh chứng một cách rõ nét trên các lĩnh vực của đời sống xã hội. Tốc độ tăng trưởng tổng sản phẩm trong tỉnh (GRDP) bình quân ước đạt 9,11%/năm; cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tích cực: Năm 2015, khu vực nông, lâm nghiệp giảm 6,76%, công nghiệp - xây dựng tăng 1,26%, dịch vụ tăng 5,48% so với năm 2010. Bình quân GRDP đầu người năm 2015 ước đạt 23,6 triệu đồng, tăng 89,43% so với năm 2010. Trên hành trình chinh phục thử thách 5 năm, tỉnh đã hết sức nỗ lực trong việc huy động mọi nguồn lực đầu tư toàn xã hội cho phát triển cơ sở hạ tầng phục vụ sản xuất và đời sống nhân dân, với tổng số vốn khoảng 33.734 tỷ đồng (vượt 12,5% mục tiêu Nghị quyết Đại hội XII). Qua đó, trụ sở làm việc, các công trình văn hóa, trường học, y tế từ tỉnh đến cơ sở được quan tâm đầu tư xây dựng khang trang. Hệ thống kết cấu hạ tầng, nhất là giao thông có nhiều cải thiện; bộ mặt đô thị, nhiều vùng dân cư nông thôn đổi thay đáng kể. Đến nay, 130/130 xã, phường, thị trấn đều có đường ô tô đến trung tâm xã, trong đó 116/130 xã, phường, thị trấn đi lại được quanh năm; 126/130 xã, phường thị trấn có điện lưới quốc gia; 97,49% dân cư khu vực đô thị và 61,18% khu vực nông thôn được cấp nước sạch, nước sinh hoạt hợp vệ sinh. Các mục tiêu cơ bản khác như lương thực bình quân đầu người cũng tăng cao và vượt nghị quyết đại hội (đạt 446kg/người); tổng sản lượng lương thực đạt 241,7 nghìn tấn.

Ngoài việc phát triển những cơ sở không tập trung, tỉnh đã, đang xây dựng và dần hình thành các vùng kinh tế: Vùng kinh tế động lực quốc lộ 279 với việc nâng cấp thành phố Điện Biên Phủ thành đô thị loại II, xây dựng khu trung tâm huyện lỵ Điện Biên, thị trấn huyện Mường Ảng, Khu kinh tế Cửa khẩu Quốc tế Tây Trang... bước đầu tạo thành chuỗi đô thị phát triển công nghiệp và dịch vụ theo định hướng, với mức đóng góp trên 70% giá trị tổng sản phẩm trong tỉnh. Vùng kinh tế nông - lâm nghiệp sinh thái sông Đà với việc tập trung thực hiện tái định cư Thủy điện Sơn La và khai thác có hiệu quả nguồn lợi từ sông nước để phát triển đánh bắt, nuôi trồng thủy sản, du lịch sông nước... Vùng kinh tế Mường Chà, Mường Nhé với việc sắp xếp, ổn định dân cư, gắn với bảo vệ và phát triển rừng, phát triển cây cao su...

Đặc biệt, trong nhiệm kỳ qua, vấn đề được tỉnh đặc biệt quan tâm đó là xóa đói giảm nghèo. Qua đó, bình quân mỗi năm tỷ lệ hộ nghèo giảm 4,4% (riêng các huyện nghèo theo Nghị quyết 30a của Chính phủ giảm 5,88%/năm). Trong 5 năm, đã có trên 18.800 hộ thoát nghèo, với tỷ lệ giảm từ 50,01% (năm 2010) xuống còn 28,01% năm 2015.

Ghi dấu ấn trong nhiệm kỳ vừa qua đó là sự kiện chia tách, thành lập huyện mới Nậm Pồ. Trong bối cảnh còn nhiều khó khăn, nhiều nơi, nhiều công trình cần sự đầu tư, trong khi đó lại đứng trước thách thức cắt giảm đầu tư công của Chính phủ, song từ năm 2013-5/2015, Nậm Pồ vẫn huy động được 448,6 tỷ đồng để tập trung đầu tư những công trình cấp thiết nhất, như: đảm bảo giao thông thông suốt; điện lưới quốc gia về xã, bản; xây dựng mới và sửa chữa các công trình thủy lợi, nước sinh hoạt... Đến nay, đã có 70/127 bản, thuộc 15/15 xã của Nậm Pồ có đường giao thông đi lại được 4 mùa; tỷ lệ người dân được sử dụng nước sinh hoạt hợp vệ sinh tăng từ 33,8% (2013) lên 65% (2015); 76/127 bản, với 61% gia đình được sử dụng điện lưới quốc gia; tỷ lệ hộ nghèo giảm bình quân 4%/năm. Có thể nói, những kết quả đó không chỉ ghi nhận bước chuyển mình của riêng Nậm Pồ, mà nó còn thể hiện sự nỗ lực và thành công chung của tỉnh, của sự lãnh đạo, chỉ đạo đúng đắn, và tinh thân đoàn kết, tự lực vươn lên của toàn Đảng bộ, chính quyền nhân dân địa phương.

Không chỉ quan tâm phát triển kinh tế, xây dựng kết cấu hạ tầng, Đảng bộ, chính quyền địa phương còn dành sự quan tâm đặc biệt đến việc nâng cao chất lượng sống, các vấn đề an sinh xã hội cho nhân dân. Trong sự nghiệp giáo dục, các chỉ tiêu về huy động trẻ ra lớp, tỷ lệ trường đạt chuẩn quốc gia đều vượt từ 0,2 - 13,3% so với Nghị quyết Đại hội XII. Đối với y tế, phần lớn các chỉ tiêu về chăm sóc sức khỏe đều đạt kế hoạch đề ra, chất lượng dịch vụ y tế đã được nâng lên cả đội ngũ cán bộ y tế cũng như trang thiết bị, cơ sở vật chất phục vụ khám, chữa bệnh. Ngoài ra, trong nhiệm kỳ, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân trong tỉnh cũng đặc biệt chú trọng quan tâm giữ gìn và phát triển văn hóa truyền thống. Các giá trị văn hóa dân gian được khôi phục, phát huy, thông qua các lễ hội, mở lớp học, tập huấn về văn hóa truyền thống...

Đó là hướng đi mà Đảng bộ, chính quyền địa phương đã xác định. Vẫn biết chặng đường phía trước còn nhiều chông gai, thách thức, đòi hỏi Đảng bộ, chính quyền, nhân dân các dân tộc Điện Biên đoàn kết, thi đua lao động, sản xuất và chuẩn bị tâm thế sẵn sàng cho cuộc hành trình mới: “Xây dựng Điện Biên thành tỉnh phát triển trung bình trong vùng trung du và miền núi phía Bắc”.

PVĐT

Back To Top