Video

Người dân chưa “mặn mà” xuất khẩu lao động

Thứ Tư, 14/06/2017 08:28 Lượt xem: 12620 In bài viết

ĐBP - Ngày hội việc làm lần thứ 2 do Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tổ chức cuối tháng 5 vừa qua, Trung tâm giới thiệu việc làm tỉnh đã đem đến hơn 4.000 chỉ tiêu tuyển dụng. Trong đó, tuyển dụng lao động trong tỉnh có 415 chỉ tiêu, với các ngành nghề, như: kế toán, nhân viên bán hàng, lễ tân, nghiệp vụ nhà hàng khách sạn và hơn 1.500 chỉ tiêu lao động ngoài tỉnh, gồm các ngành nghề: công nhân lắp ráp linh kiện điện tử, công nhân may, bảo vệ. Bên cạnh đó, đơn vị còn tư vấn, giới thiệu cho người dân hơn 2.200 chỉ tiêu xuất khẩu lao động. Tuy nhiên, số lượng người dân đăng ký xuất khẩu lao động làm việc tại nước ngoài rất thấp.

Sau khi tốt nghiệp THPT, anh Sùng A Mà, bản Ma Lù Thàng, xã Huổi Lèng (huyện Mường Chà) đến Ngày hội việc làm lần thứ 2, với mong muốn tìm được công việc phù hợp với khả năng, trình độ và cho thu nhập ổn định. Nhưng khi được nhân viên tư vấn, giới thiệu việc làm đề xuất đến việc đăng ký xuất khẩu lao động nước ngoài thì anh Mà nhất quyết từ chối. Anh Mà giải thích:

Có thể nói, việc xuất khẩu lao động sang một số thị trường tiềm năng, như: Nhật Bản, Hàn Quốc… không chỉ mở ra cơ hội làm giàu chính đáng cho bản thân, gia đình mà còn tạo việc làm ổn định khi trở về nước nhờ có tay nghề vững vàng sau những năm tháng được tôi luyện ở nước ngoài. Đối với thị trường Nhật Bản, người lao động thuộc đối tượng hộ nghèo, dân tộc thiểu số ở các huyện nghèo còn được miễn các chi phí, như: Vé máy bay, chi phí đào tạo tay nghề, ôn tập trong 1 tháng trước khi xuất cảnh... Tuy nhiên, theo thống kê của Phòng Việc làm - An toàn lao động (Sở Lao động - Thương binh và Xã hội), từ đầu năm đến nay, toàn tỉnh mới có 9 lao động đi làm việc ở nước ngoài. Trong đó, 4 lao động làm việc ở Nhật Bản; 1 lao động làm việc ở Đài Loan; 3 lao động làm việc ở Hàn Quốc và 1 lao động làm việc ở Nam Phi. Số lượng người dân tham gia xuất khẩu lao động hạn chế bởi rất nhiều nguyên nhân khác nhau. Nói về vấn đề này, anh Lê Ngọc Dương, Phó trưởng Phòng Thông tin thị trường lao động (Trung tâm Giới thiệu việc làm tỉnh), cho biết:

Nhằm tháo gỡ vấn đề trên, thời gian tới, các địa phương, cơ quan chức năng cần chú trọng nâng cao chất lượng dạy nghề cho lao động nông thôn. Bên cạnh đó, cũng cần đa dạng hóa các hình thức tuyên truyền, vận động để người lao động hiểu về lợi ích của chương trình xuất khẩu lao động; tạo điều kiện cho hộ nghèo, hộ chính sách và người lao động được vay vốn, học nghề để tham gia xuất khẩu lao động; giải quyết kịp thời những vướng mắc phát sinh, bảo vệ các quyền và lợi ích chính đáng của người đi xuất khẩu lao động.

Phạm Quang

Back To Top