Video

Lời giải nào cho “bài toán” dân số vùng cao?

Thứ Sáu, 28/09/2018 17:19 Lượt xem: 13211 In bài viết

ĐBP - Một ngày mới của Hồ Thị Dùa trong căn nhà nằm giữa bản Huổi Toóng 1, xã Huổi Lèng, huyện Mường Chà được bắt đầu bằng tiếng gà trống báo thức. Mình chị xoay vần với bộn bề công việc. Phải chuẩn bị bữa cơm sáng cho cả gia đình, lo cho những đứa con, nhưng Dùa cũng không được quên chuẩn bị thức ăn cho đàn lợn, gà đang réo ngoài chuồng trước khi mặt trời rọi qua khe gỗ, để kịp giờ lên nương. Gần 40 tuổi, Dùa có tới 5 người con và con số này sẽ không dừng lại nếu như Dùa không may mắn sinh được cậu con trai.

Hiểu là nhiều con sẽ khổ, làm kinh tế khó, con cũng không được nuôi dạy, chăm sóc tốt; nhưng vì hủ tục, vì quan niệm “có nếp có tẻ” hoặc phải có con trai để nối dõi… mà những bà mẹ vùng cao như Dùa vẫn bỏ ngoài tai mọi lời tuyên truyền của cán bộ để sinh thêm con. Những đứa con lần lượt ra đời khiến ngôi nhà náo nhiệt hơn, song nó lại không tỷ lệ thuận với niềm vui; mà đó là tiếng khóc của con trẻ, là những lo toan vì bữa no – bữa đói, và là nỗi trăn trở của cả những người đang phải gánh trên vai trách nhiệm về chất lượng dân số.

Hiện nay, công tác dân số cả nước đang chuyển dịch sang giai đoạn mới là dân số và phát triển, thay vì dân số - kế hoạch hóa gia đình như trước kia. Tuy nhiên, tại tỉnh Điện Biên, để thực hiện được bước “chuyển mình” này lại là thách thức không nhỏ. Trong khi tỷ lệ sinh con thứ 3 cả nước trung bình dưới 10%, thì con số này ở Điện Biên vẫn còn rất cao. Trong đó, đứng đầu danh sách là các địa bàn vùng cao, vùng sâu, vùng xa của các huyện: Nậm Pồ, Mường Nhé, Mường Chà…, và chủ yếu tập trung ở vùng đồng bào dân tộc Mông. Cá biệt, có những xã tỷ lệ sinh con thứ 3 lên tới trên 50%.

Hà Linh

Back To Top