Câu hỏi: Sang năm 2023 số hóa đơn có bắt buộc phải thay đổi theo năm mới và đánh số lại thứ tự từ đầu hay không?
Trả lời:
Căn cứ Khoản, 3 Điều 10 Nghị định số 123/2020/NĐ-CP ngày 19/10/2020 của Chính phủ quy định về hóa đơn, chứng từ, quy định:
“Điều 10. Nội dung của hóa đơn
...3. Số hóa đơn
a) Số hóa đơn là số thứ tự được thể hiện trên hóa đơn khi người bán lập hóa đơn. Số hóa đơn được ghi bằng chữ số Ả-rập có tối đa 8 chữ số, bắt đầu từ số 1 vào ngày 1/1 hoặc ngày bắt đầu sử dụng hóa đơn và kết thúc vào ngày 31/12 hàng năm có tối đa đến số 99 999 999.”
Căn cứ quy định trên, sang năm 2023 Công ty thực hiện điều chỉnh số hóa đơn theo năm lập hóa đơn và bắt đầu từ số 1 vào ngày 1/1 hoặc ngày bắt đầu sử dụng hóa đơn.
Câu hỏi: Hiện Công ty kê khai thuế theo quý. Vậy việc không phát sinh việc khấu trừ thuế TNCN, thì người nộp thuế không phải nộp hồ sơ khai thuế theo Nghị định số 91/2022/NĐ-CP được áp dụng cho kỳ khai thuế quý nào (từ quý IV/2022 hay từ quý I/2023)?
Trả lời:
Căn cứ Khoản, 2 Điều 1 Nghị định số 91/2022/NĐ-CP ngày 30/11/2022 của Chính phủ quy định:
“Điều 2. Tổ chức thực hiện và hiệu lực thi hành
1. Nghị định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký ban hành. Quy định tại khoản 3, 4, 5 Điều 1 Nghị định này được áp dụng từ kỳ tính thuế năm 2021 như sau:...”.
Căn cứ quy định nêu trên, Nghị định số 91/2022/NĐ-CP có hiệu lực thi hành kể từ ngày 30/11/2022, trường hợp Công ty kê khai thuế theo quý, nếu Công ty không phát sinh việc khấu trừ thuế TNCN, thì Công ty không phải nộp hồ sơ khai thuế từ kỳ kê khai quý IV/2022.
Câu hỏi: Công ty có vướng mắc việc xác định thuế suất khi xuất hóa đơn GTGT cho dịch vụ nhà hàng, khách sạn như sau: Công ty có kí hợp đồng cung cấp dịch vụ nhà hàng, khách sạn cho khách hàng vào tháng 1/2023, doanh thu ghi nhận vào tháng 1/2023, khách hàng trả tiền trước chi phí theo hợp đồng đã ký vào tháng 12/2022. Theo Nghị định số 15/2022/NĐ-CP, dịch vụ nhà hàng, khách sạn thuộc mã ngành được giảm thuế GTGT còn 8% từ ngày 1/2/2022 đến ngày 31/12/2022. Vậy hóa đơn Công ty xuất cho khách hàng vào thời điểm nhận được thanh toán là tháng 12/2022 sẽ áp dụng thuế suất hiện hành 8% hay thuế suất tại thời điểm thực hiện dịch vụ tháng 1/2023 là 10%.
Trả lời:
Căn cứ Nghị định số 15/2022/NĐ-CP ngày 28/1/2022 của Chính phủ quy định chính sách miễn giảm thuế quy định giảm thuế giá trị gia tăng.
- Tại Điều 1 quy định về giảm thuế giá trị gia tăng:
“1. Giảm thuế giá trị gia tăng đối với các nhóm hàng hóa, dịch vụ đang áp dụng mức thuế suất 10%, trừ nhóm hàng hóa, dịch vụ sau:
2. Mức giảm thuế giá trị gia tăng.
a) Cơ sở kinh doanh tính thuế giá trị gia tăng theo phương pháp khấu trừ được áp dụng mức thuế suất thuế giá trị gia tăng 8% đối với hàng hóa, dịch vụ quy định tại khoản 1 Điều này...”
- Tại Điều 3 quy định về hiệu lực thi hành và tổ chức thực hiện:
“1. Nghị định này có hiệu lực từ ngày 1/2/2022.
Điều 1 Nghị định này được áp dụng kể từ ngày 1/2/2022 đến hết ngày 31/12/2022.”
- Căn cứ Khoản 2, Điều 9 Nghị định số 123/2020/NĐ-CP ngày 19/10/2020 của Chính phủ quy định về hóa đơn, chứng từ quy định:
Điều 9. Thời điểm lập hóa đơn.
2. Thời điểm lập hóa đơn đối với cung cấp dịch vụ là thời điểm hoàn thành việc cung cấp dịch vụ không phân biệt đã thu được tiền hay chưa thu được tiền. Trường hợp người cung cấp dịch vụ có thu tiền trước hoặc trong khi cung cấp dịch vụ thì thời điểm lập hóa đơn là thời điểm thu tiền (không bao gồm trường hợp thu tiền đặt cọc hoặc tạm ứng để đảm bảo thực hiện hợp đồng cung cấp các dịch vụ: kế toán, kiểm toán, tư vấn tài chính, thuế; thẩm định giá; khảo sát, thiết kế kỹ thuật; tư vấn giám sát; lập dự án đầu tư xây dựng).”
- Căn cứ Khoản 2, Điều 8 Thông tư số 219/2013/TT-BTC ngày 31/12/2013 của Bộ Tài chính hướng dẫn thi hành Luật Thuế giá trị gia tăng và Nghị định số 209/2013/NĐ-CP ngày 18/12/2013 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều Luật Thuế giá trị gia tăng quy định.
“Điều 8. Thời điểm xác định thuế GTGT.
2. Đối với cung ứng dịch vụ là thời điểm hoàn thành việc cung ứng dịch vụ hoặc thời điểm lập hóa đơn cung ứng dịch vụ, không phân biệt đã thu được tiền hay chưa thu được tiền.”
Căn cứ các quy định trên, trường hợp Công ty áp dụng phương pháp tính thuế giá trị gia tăng theo phương pháp khấu trừ, cung cấp các dịch vụ đang áp dụng mức thuế suất GTGT 10% và không thuộc danh mục hàng hóa, dịch vụ quy định tại Phụ lục I, II, III ban hành theo Nghị định số 15/2022/NĐ-CP thì được áp dụng mức thuế suất thuế GTGT 8% kể từ ngày 1/2/2022 đến hết ngày 31/12/2022.
Trường hợp Công ty ký hợp đồng cung cấp dịch vụ thuộc đối tượng được giảm thuế GTGT theo Nghị định số 15/2022/NĐ-CP, có thu tiền trước, đã lập hóa đơn tại thời điểm thu tiền vào tháng 12/2022 nhưng dịch vụ hoàn thành sau ngày 31/12/2022 thì đối với phần tiền đã lập hóa đơn từ ngày 1/2/2022 đến hết ngày 31/12/2022 theo quy định của pháp luật được áp dụng chính sách giảm thuế GTGT theo Nghị định số 15/2022/NĐ-CP.
Câu hỏi: Tôi có 2 mã số thuế cá nhân được cấp dựa trên CMND 9 số cũ và CCCD 12 số mới. Vậy trường hợp này nên giải quyết thế nào?
Trả lời:
Căn cứ Điểm b, Khoản 3, Điều 30 Luật Quản lý thuế ngày 13/6/2019 quy định:
“b) Cá nhân được cấp 1 mã số thuế duy nhất để sử dụng trong suốt cuộc đời của cá nhân đó. Người phụ thuộc của cá nhân được cấp mã số thuế để giảm trừ gia cảnh cho người nộp thuế thu nhập cá nhân. Mã số thuế cấp cho người phụ thuộc đồng thời là mã số thuế của cá nhân khi người phụ thuộc phát sinh nghĩa vụ với ngân sách nhà nước”.
Căn cứ Khoản 2, Điều 6 Nghị định số 126/2020/NĐ-CP ngày 19/10/2020 của Chính phủ quy định:
“2. Người nộp thuế thực hiện thay đổi thông tin đăng ký thuế theo quy định tại khoản 2, khoản 3 Điều 36 Luật Quản lý thuế với cơ quan thuế quản lý trực tiếp. Người nộp thuế là cá nhân khi thay đổi thông tin về giấy chứng minh nhân dân, thẻ căn cước công dân, hộ chiếu thì ngày phát sinh thông tin thay đổi là 20 ngày (riêng các huyện miền núi vùng cao, biên giới, hải đảo là 30 ngày) kể từ ngày ghi trên giấy chứng minh nhân dân, thẻ căn cước công dân, hộ chiếu.”
Căn cứ Khoản 3, Điều 10 Thông tư số 105/2020/TT-BTC ngày 3/12/2020 của Bộ Tài chính hướng dẫn về đăng ký thuế: