Năm học 2022-2023 là năm học thứ ba ngành Giáo dục và Đào tạo thực hiện Chương trình giáo dục phổ thông 2018, trong đó có một số môn học mới, song chưa có quy định về danh mục khung vị trí việc làm. Nhiều địa phương, nhà trường đề nghị Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành quy định danh mục khung vị trí việc làm.
ĐBP - Tại phiên tòa giả định, học sinh được tham gia trải nghiệm, tiếp cận thực tiễn để nâng cao hiểu biết về pháp luật và đúc rút những bài học, kinh nghiệm cho bản thân. Đây được coi là kênh tuyên truyền pháp luật hiệu quả, tạo sự chuyển biến rõ nét trong nhận thức, hành động của học sinh đối với phòng chống tội phạm và tệ nạn xã hội.
Trước mối lo về tình trạng sử dụng văn bằng, chứng chỉ giả và việc làm giả văn bằng, chứng chỉ hiện nay, thông tin từ Bộ Giáo dục và Đào tạo khẳng định: Thực tế, hầu hết văn bằng, chứng chỉ đã được cấp đúng quy định, được sử dụng đúng mục đích trong quá trình học tập, làm việc của người được cấp văn bằng, chứng chỉ. Tuy nhiên, vẫn có một số trường hợp sử dụng văn bằng, chứng chỉ giả cũng như làm giả văn bằng, chứng chỉ, làm giả phôi văn bằng, chứng chỉ.
Người tốt - việc tốt
ĐBP - Cô giáo Khúc Thị Hà, sinh ra và lớn lên trên quê lúa Thái Bình. Tốt nghiệp Trung cấp Sư phạm năm 2001, cô xung phong lên công tác tại vùng đặc biệt khó khăn thuộc huyện Mường Chà. Đến năm 2005 tiếp tục xung phong lên vùng cao biên giới Mường Nhé - một trong những huyện khó khăn nhất của cả nước và được điều động về công tác tại Trường Tiểu học Mường Nhé số 1 - Nay là trường PTDT Bán trú Tiểu học Trần Văn Thọ. Dành cả tuổi xuân của mình để toàn tâm gắn bó với từng điểm trường, thôn, bản nơi mảnh đất Mường Nhé, cô đã chèo lái con thuyền tri thức chở biết bao thế hệ học sinh cập bến bờ.
Bộ Giáo dục và Đào tạo cho biết đang chuẩn bị ban hành bộ tiêu chí, chỉ số đánh giá mức độ chuyển đổi số của các cơ sở giáo dục và hoàn thiện các tiêu chuẩn, tiêu chí, quy trình, quy chế về giáo dục đào tạo số làm cơ sở thúc đẩy “trường học thông minh”.
Trước ý kiến đề nghị điều chỉnh tiêu chuẩn về diện tích phòng học cho phù hợp với điều kiện thực tế của từng địa phương, bảo đảm lộ trình đầu tư, công nhận trường chuẩn quốc gia, Bộ Giáo dục và Đào tạo cho biết, bộ sẽ rà soát, nghiên cứu, điều chỉnh cho phù hợp với điều kiện từng vùng, miền.
Nhằm nâng cao chất lượng giáo dục, trong đó có chất lượng chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ mầm non ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn, thông tin từ Bộ Giáo dục và Đào tạo cho biết, Bộ sẽ nghiên cứu, đề xuất Chính phủ xem xét chính sách phù hợp.
Thông tin mới nhất từ Bộ Giáo dục và Đào tạo cho biết, Bộ đang có kế hoạch đẩy sớm lịch thi tốt nghiệp trung học phổ thông năm 2023 so với năm 2022, dự kiến vào tuần cuối của tháng 6, thay vì vào tháng 7.
Liên quan đến việc chuyển môn học lựa chọn của học sinh đang học lớp 10 năm học 2022-2023, Bộ Giáo dục và Đào tạo lưu ý các học sinh nếu có ý định chuyển thì phải chủ động chuẩn bị về kiến thức, kỹ năng cho môn học mới ngay khi có ý định, chứ không đợi đến khi kết thúc năm học.
Nhằm nâng cao chất lượng dạy học các môn giáo dục công dân, đạo đức và các hoạt động đạo đức cho học sinh trong nhà trường, Bộ Giáo dục và Đào tạo cho biết sẽ tiếp tục đưa các nội dung về giá trị truyền thống văn hóa vào đề thi, đồng thời yêu cầu các địa phương tăng cường lồng ghép vào các môn học, hoạt động giáo dục.
ĐBP - Chiều 17/2, Sở Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) tổ chức gặp mặt đội tuyển tham dự kỳ thi chọn học sinh giỏi (HSG) quốc gia THPT năm học 2022 – 2023, nhằm động viên, tiếp lửa, khích lệ tinh thần cho các em trước kỳ thi quan trọng sắp diễn ra.