ĐBP - Mùa khô năm nay thời tiết diễn biến phức tạp, dẫn đến không ít vụ cháy rừng. Nhận định tình hình thời tiết, khí hậu diễn biến khó lường, các cơ quan chức năng và chính quyền địa phương đã chủ động triển khai đồng bộ các biện pháp phòng cháy, chữa cháy rừng (PCCCR). Phương châm “phòng hơn chống” được quán triệt thực hiện nghiêm túc trong phòng chống cháy rừng, nhằm hạn chế đến mức thấp nhất thiệt hại do cháy rừng gây ra.
ĐBP - Với nhiều biện pháp hiệu quả, phát huy tốt vai trò của cộng đồng trong công tác bảo vệ rừng, TX. Mường Lay luôn được đánh giá là địa phương thực hiện tốt công tác bảo vệ, phát triển rừng trong nhiều năm qua. Giữ rừng hiệu quả đã góp phần đưa tỷ lệ che phủ rừng của thị xã đạt 65,4%, là địa phương có tỷ lệ che phủ rừng cao nhất trên địa bàn tỉnh hiện nay.
ĐBP - Thời gian qua, huyện Mường Nhé đã kết hợp nhiều giải pháp bảo vệ tài nguyên rừng, tập trung công tác giao khoán bảo vệ rừng cho cộng đồng. Ngoài thực hiện chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng, việc giao khoán đến từng bản đã góp phần nâng cao ý thức, trách nhiệm cộng đồng tham gia bảo vệ rừng, kịp thời phát hiện và ngăn chặn những hành vi phá rừng, lấn chiếm rừng trên địa bàn huyện.
ĐBP - Theo Chi cục Kiểm lâm tỉnh, sau 9 tháng năm 2024, đơn vị đã đạt được nhiều kết quả quan trọng trong công tác quản lý bảo vệ rừng.
ĐBP - Ngày 18/10, huyện Điện Biên tổ chức diễn tập phòng cháy, chữa cháy rừng (PCCCR) và tìm kiếm cứu nạn xã Na Ư, năm 2024.
ĐBP - Rà soát, sắp xếp vị trí việc làm; đào tạo, tập huấn nâng cao nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ công chức, viên chức kiểm lâm đáp ứng nhiệm vụ trong tình hình mới… là những giải pháp được Chi cục Kiểm lâm tỉnh chú trọng triển khai, nhằm nâng cao chất lượng, góp phần thực hiện hiệu quả nhiệm vụ quản lý, bảo vệ và phát triển rừng.
ĐBP - Để răn đe và ngăn chặn sớm các hành vi vi phạm pháp luật trong lĩnh vực quản lý và bảo vệ rừng, từ đầu năm đến nay, Hạt Kiểm lâm huyện Điện Biên Đông đã phối hợp với các đơn vị chức năng, chính quyền địa phương kiên quyết xử lý các vụ việc xâm phạm đến rừng. Việc đẩy nhanh tiến độ điều tra, xác minh, làm rõ các vụ vi phạm Luật Lâm nghiệp không chỉ góp phần xử lý kịp thời các hành vi vi phạm, mà còn góp phần hạn chế, không để các sự việc tiếp diễn thành điểm nóng, nổi cộm phá rừng, khai thác và hủy hoại rừng trên địa bàn.
ĐBP - Thông tin từ Chi cục Kiểm lâm tỉnh, 9 tháng đầu năm 2024, đơn vị đã phối hợp với các cơ quan, đơn vị chức năng phát hiện 314 vụ vi phạm Luật Lâm nghiệp (giảm 31 vụ so với cùng kỳ năm 2023).
ĐBP - Thời gian qua, lực lượng kiểm lâm cũng như các đơn vị quản lý rừng trên địa bàn tỉnh đã tích cực ứng dụng công nghệ thông tin và sử dụng các thiết bị khoa học để nâng cao hiệu quả công tác quản lý, bảo vệ rừng. Nhờ có tiến bộ của khoa học công nghệ đã giảm đáng kể sức người trong công tác tuần tra, bảo vệ và phòng cháy chữa cháy rừng (PCCCR); kịp thời phát hiện, cảnh báo sớm các thay đổi bất thường, cập nhật chính xác những biến động về rừng và đất lâm nghiệp; ngăn chặn, xử lý các hành vi vi phạm pháp luật.
ĐBP - Lâu nay, nhắc đến lực lượng kiểm lâm, nhiều người thường nghĩ ngay đến cánh “mày râu”, bởi nhiệm vụ tuần tra, bảo vệ, trồng và chăm sóc cây rừng của cán bộ kiểm lâm luôn đối diện với gian lao, cực khổ, kể cả hiểm nguy. Tuy nhiên, trong lực lượng kiểm lâm Điện Biên, có nhiều “bóng hồng” đang thường trực tại địa bàn, không quản khó khăn, vất vả, cống hiến cho sự nghiệp bảo vệ và phát triển rừng.
ĐBP - Từ đầu năm đến nay, tình hình vi phạm Luật Lâm nghiệp trên địa bàn tỉnh có chiều hướng gia tăng. Cụ thể, từ tháng 10/2023 đến tháng 7/2024, cơ quan chức năng đã phát hiện, lập hồ sơ đối với 344 vụ vi phạm trong lĩnh vực lâm nghiệp, tăng 60 vụ (tăng 21,127%) so với cùng kỳ năm trước. Để ngăn chặn hiệu quả các vụ vi phạm, lực lượng kiểm lâm đã phối hợp tốt với các ngành và lực lượng chức năng thực hiện hiệu quả công tác phòng, chống tội phạm và vi phạm pháp luật trong lĩnh vực lâm nghiệp; góp phần răn đe, nâng cao nhận thức cho người dân trên địa bàn tỉnh.