Dự án Luật Cảnh sát cơ động (CSCĐ) là một trong những dự án luật do Bộ Công an chủ trì soạn thảo, sẽ là cơ sở pháp lý quan trọng để xây dựng lực lượng CSCĐ chính quy, tinh nhuệ, hiện đại, đáp ứng yêu cầu bảo vệ vững chắc an ninh quốc gia, bảo đảm trật tự an toàn xã hội. Việc xây dựng dự án luật này xuất phát từ cơ sở chính trị và thực tiễn, để phù hợp với yêu cầu, nhiệm vụ của lực lượng CSCĐ trong tình hình mới.
Ngày 5/5, Tòa Gia đình và Người chưa thành niên thuộc TAND TP Hồ Chí Minh đã xét xử sơ thẩm và tuyên phạt Trần Thị Tình (quê Vĩnh Phúc) 12 năm tù, Nguyễn Thị Hội (quê Thái Nguyên) 10 năm tù và Dường Tài Múi (dân tộc Dao, quê Quảng Ninh) 8 năm tù cùng về tội “Mua bán người dưới 16 tuổi”.
Thời gian gần đây, trên địa bàn tỉnh Quảng Nam xuất hiện tình trạng các đối tượng giả mạo lực lượng Cảnh sát PCCC và cứu nạn, cứu hộ (CNCH) gọi điện, yêu cầu các hộ kinh doanh cá thể, các cơ sở kinh doanh nhỏ, lẻ tham gia các lớp huấn luyện nghiệp vụ PCCC và mua các tài liệu có liên quan.
Viện Kiểm sát nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh vừa ban hành cáo trạng truy tố bị can Nguyễn Võ Quỳnh Trang (27 tuổi, quê Gia Lai) về tội Giết người và Hành hạ người khác.
Cơ quan CSĐT Bộ Công an thông báo cho các bị hại và những người liên quan biết, liên hệ với Viện KSND Tối cao để được giải quyết.
Ngày 4-5, Trung tâm Giám sát an toàn không gian mạng quốc gia (NCSC) thuộc Cục An toàn thông tin (Bộ Thông tin và Truyền thông) đã thông tin lại cách kiểm tra, nhận biết dấu hiệu lừa đảo qua điện thoại. Cảnh báo này được đưa ra sau khi liên tiếp trong thời gian vừa qua, người dân bị các đối tượng xấu lừa đảo, chiếm đoạt tài sản qua điện thoại.
Sáng 4/5, Công an tỉnh Điện Biên cho biết, ngày 3/5, Tổ công tác 1266 chủ trì phối hợp Trạm Cảnh sát Giao thông Tuần Giáo, Công an huyện Tuần Giáo phát hiện, bắt giữ 2 đối tượng tàng trữ, vận chuyển trái phép 5.208 viên ma túy tổng hợp.
ĐBP - Nhằm nâng cao nhận thức, ý thức chấp hành pháp luật cho người dân, nhất là vùng đồng bào dân tộc thiểu số; Hội đồng Phối hợp phổ biến, giáo dục pháp luật TP. Điện Biên Phủ đã tích cực đổi mới, đa dạng các hình thức tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật (PBGDPL) tới cán bộ, người dân.
ĐBP - Thời gian qua cùng với nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, các cơ quan, đơn vị trên địa bàn huyện Mường Chà đặc biệt quan tâm đến công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân. Nắm chắc tình hình, có kế hoạch tổ chức tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo thuộc thẩm quyền ngay từ khi mới phát sinh tại cơ sở. Nhờ đó, tình hình khiếu nại, tố cáo trên địa bàn huyện năm 2021 giảm so với cùng kỳ năm trước về các tiêu chí: Công dân đến các cơ quan hành chính Nhà nước để thực hiện quyền khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh 49 lượt (giảm 25,8%); tổng số đơn khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh tiếp nhận 64 đơn (giảm 34%); tổng số vụ việc khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh thuộc thẩm quyền giải quyết của UBND huyện 22 đơn (giảm 35,3%). Góp phần giữ vững, ổn định tình hình an ninh, chính trị, trật tự an toàn xã hội và tạo môi trường thuận lợi để phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn huyện.
Luật Giao thông đường bộ (sửa đổi) theo hướng được tách thành 2 luật mới, gồm: Luật Đường bộ và Luật Trật tự an toàn giao thông (TTATGT) đường bộ. Sự cần thiết của việc tách Luật Giao thông đường bộ được củng cố, khẳng định rõ thêm qua các cơ sở chính trị, pháp lý và quan trọng hơn cả là cơ sở thực tiễn, sự đòi hỏi của thực tế khách quan hiện nay.
ĐBP - Ngày 29/4, Thanh tra Sở Thông tin - Truyền thông đã ban hành Quyết định xử phạt vi phạm hành chính về hành vi đăng tải thông tin sai sự thật trên mạng xã hội đối với H.T.V (sinh năm 1989), số nhà 146A, tổ dân phố 09, phường Tân Thanh, thành phố Điện Biên Phủ, tỉnh Điện Biên.