Y tếSức khỏe

Cảnh giác nhiễm độc solanine và glycoalkaloid

09:42 - Thứ Ba, 10/05/2022 Lượt xem: 8522 In bài viết

Khoai tây là một trong những loại thực phẩm chế biến được nhiều món ngon hấp dẫn. Tuy nhiên, nếu ăn khoai tây bị mọc mầm hoặc ăn phải củ có vỏ ngoài màu xanh rất dễ bị ngộ độc chất solanine và hợp chất glycoalkaloid.

Nhiều kết quả nghiên cứu khoa học đã chứng minh, trong thành phần củ khoai tây mọc mầm hoặc củ tiếp xúc nhiều với ánh sáng khiến vỏ ngoài có màu xanh chứa nhiều chất solanine. Solanine là một chất độc, tập trung chủ yếu ở vỏ, ngay lớp dưới vỏ và mầm củ khoai tây.

Các loại khoai tây thương mại được chiếu để kiểm tra hàm lượng của solanine và thường có mức solanine dưới 0.2mg/g. Tuy nhiên, khi khoai tây tiếp xúc với ánh sáng và vỏ bắt đầu có màu xanh thì hàm lượng solanine có thể đã đạt đến mức 1mg/g hay thậm chí hơn. Khi đó, một củ khoai tây chưa gọt vỏ có thể chứa một liều lượng solanine đủ gây nguy hiểm.

Triệu chứng ngộ độc chất solanine bao gồm: Buồn nôn, tiêu chảy, đau rút ở dạ dày, khô rát cổ họng, đau đầu và chóng mặt ảo giác, mất cảm giác, tình trạng tê liệt, sốt. Với liều lượng 3-6mg/kg thể trọng có thể nguy hiểm đến tính mạng.

Bên cạnh việc có thể bị ngộ độc solanine, khoa học cũng đã chứng minh những củ khoai tây có vỏ bên ngoài màu xanh chứa nhiều hợp chất độc hại glycoalkaloid, ảnh hưởng xấu đến hệ tiêu hóa. Hợp chất glycoalkaloid khó bị phân hủy ngay cả ở trong nhiệt độ cao như trong lò vi sóng. Do vậy, để tránh nguy cơ ngộ độc solanine và glycoalkaloid, người dân không nên ăn khoai tây có vỏ màu xanh hoặc củ đã bị mọc mầm.

P.V (theo HNM)
Bình luận
Back To Top