Y tếSức khỏe

7 dấu hiệu cảnh báo ngộ độc thực phẩm dễ bị bỏ qua

16:33 - Thứ Ba, 28/11/2023 Lượt xem: 6400 In bài viết

Ngộ độc thực phẩm luôn là mối lo hàng đầu trong cuộc sống hằng ngày. Đừng chủ quan khi thấy các dấu hiệu cảnh báo dưới đây sau khi bạn dung nạp thực phẩm.

Thế nào là ngộ độc thực phẩm, nguyên nhân và các biến chứng

Ngộ độc thực phẩm hay còn gọi là ngộ độc thức ăn là tình trạng người bệnh bị trúng độc, ngộ độc do ăn uống phải những thức ăn, nước uống bị nhiễm khuẩn, nhiễm độc hoặc các loại thực phẩm bị biến chất, ôi thiu, vượt quá liều lượng cho phép các chất bảo quản, chất phụ gia,…

Ngộ độc thực phẩm luôn là mối lo hằng đầu trong cuộc sống hằng ngày. Ảnh minh họa

Những nguyên nhân gây ngộ độc thực phẩm thường gặp gồm:

  • Vi khuẩn Salmonella khiến bạn buồn nôn, nhức đầu, choáng váng, sốt và tiêu chảy.

  • Độc tố tụ cầu Staphylococcus gây chóng mặt, buồn nôn, đau đầu, mạch đập nhanh, tiêu chảy.

  • Độc tố vi khuẩn Clostridium botulinum phá hủy hệ thần kinh trung ương và hành tủy, gây tử vong.

  • Độc tố vi nấm Aflatoxin.

  • Các kim loại nặng như asen, chì, thủy ngân, selenium lẫn trong thực phẩm.

  • Tồn dư của thuốc bảo vệ thực vật.

  • Các chất phụ gia, chất bảo quản thực phẩm không được phép sử dụng, dùng quá liều lượng, quá thời hạn…

Ngộ độc thực phẩm nếu không được phát hiện sớm và điều trị kịp thời có thể dẫn đến các biến như:

  • Rối loạn thần kinh.

  • Rối loạn tim mạch.

  • Ảnh hưởng hệ tiêu hóa.

  • Sức đề kháng giảm sút: Sức đề kháng của người bị ngộ độc suy giảm nghiêm trọng.

Các dấu hiệu báo động ngộ độc thực phẩm dễ bị bỏ qua

Buồn nôn và nôn

Buồn nôn và nôn đều là những dấu hiệu ngộ độc thức ăn điển hình. Lúc này, cơ bụng và cơ hoành co bóp mạnh, gây ra những cơn nôn mửa kéo dài để bạn có thể "tống" tất cả thức ăn trong dạ dày ra ngoài càng nhanh càng tốt. Đây là cơ chế tự bảo vệ của cơ thể bằng cách loại bỏ các tác nhân gây hại.

Trong một số trường hợp, mức độ nôn sẽ giảm dần sau 48 giờ. Ngược lại, cũng có những trường hợp nôn mửa liên tục với mức độ tăng dần.

Đau bụng

Nếu vô tình ăn phải những thực phẩm bị nhiễm khuẩn niêm mạc dạ dày và ruột sẽ bị kích ứng, dẫn đến viêm và đau. Từ đó làm xuất hiện tình trạng đau bụng với biểu hiện là đau co cứng ở vùng bụng, đau dữ dội hoặc quằn quại từng cơn.

Tuy nhiên, đau bụng còn là dấu hiệu của nhiều vấn đề sức khỏe khác. Vì vậy, người bệnh cần theo dõi và quan sát biểu hiện đau bụng, để xác định do ngộ độc hay các bệnh lý khác.

 

Sốt

Sốt cũng là một trong những dấu hiệu cảnh báo tình trạng ngộ độc thực phẩm. Lúc này, nhiệt độ cơ thể sẽ tăng cao, khoảng 38 độ C để kích thích các tế bào bạch cầu hoạt động, từ đó giúp chống lại tình trạng nhiễm trùng.

Ảnh minh họa.

Tiêu chảy nhiều lần

Khi bị tiêu chảy, số lần đi ngoài sẽ tăng lên, phân nát, lỏng hoặc nặng hơn là phân lẫn máu. Tiêu chảy liên tục kèm theo nôn ói dễ dẫn đến mất nước, gây nguy hiểm cho người bệnh. Vì thế cần bù nước và theo dõi người bệnh thường xuyên khi xuất hiện đồng thời 2 dấu hiệu ngộ độc thức ăn này.

Vã mồ hôi liên tục

Trái với suy nghĩ của nhiều người, không phải lúc nào ngộ độc thực phẩm cũng gây ra đau bụng hay nôn ói đầu tiên. Có rất nhiều trường hợp, dấu hiệu ngộ độc thức ăn sớm là vã mồ hôi liên tục, ngay cả khi cơ thể đang nghỉ ngơi, không vận động hoặc ngồi trong môi trường mát mẻ. Cùng với dấu hiệu này, người bị ngộ độc còn có cảm giác khát nước và khô môi.

Mạch nhanh, thở nhanh

Một dấu hiệu khác cảnh báo tình trạng ngộ độc thực phẩm mà bạn cần chú ý là mạch đập nhanh, thở gấp hoặc có cảm giác khó thở. Nếu đi kèm là các biểu hiện như loạn nhịp tim, đau ngực, da tím tái… thì rất có thể tình trạng ngộ độc đang trở nên nghiêm trọng hơn, cần đến cơ sở y tế ngay lập tức để được điều trị kịp thời.

Đau cơ

Khi vi khuẩn từ thực phẩm bị biến chất xâm nhập vào cơ thể, Histamin - hóa chất giúp mở rộng các mạch máu nhằm giúp bạch cầu dễ dàng để chống lại nhiễm trùng, sẽ được giải phóng. Tuy nhiên, hóa chất này cũng vô tình kích hoạt các thụ thể gây đau khiến người bị ngộ độc thực phẩm cảm thấy nhức mỏi cơ thể, đau cơ âm ỉ tương tự như khi bị ốm (cảm).

Khi xuất hiện các dấu hiệu ngộ độc thức ăn, người bệnh cần nghỉ ngơi và bù nước. Bên cạnh đó, cần đưa người bệnh đến cơ sở y tế trong thời gian gần nhất để tránh gặp các biến chứng nguy hiểm.

Theo suckhoedoisong.vn
Bình luận
Back To Top