ĐBP - Nhằm rà soát, đánh giá hiệu quả các mô hình, hoạt động thúc đẩy bình đẳng giới và phòng ngừa, ứng phó với bạo lực trên cơ sở giới đã và đang được triển khai tại địa phương để nâng cao hiệu quả hoạt động, tiếp tục duy trì, nhân rộng các mô hình ở những địa bàn, lĩnh vực còn tình trạng bất bình đẳng giới hoặc nguy cơ xảy ra bạo lực trên cơ sở giới. Chủ động bố trí kinh phí, khuyến khích huy động các nguồn lực xã hội để duy trì và nhân rộng các mô hình hoạt động hiệu quả. UBND tỉnh đã ban hành Kế hoạch Triển khai công tác bình đẳng giới năm 2022 với các nội dung trọng tâm, gồm: Rà soát, thu thập số liệu, thông tin liên quan để xây dựng báo cáo đánh đánh giá 15 năm thi hành Luật Bình đẳng giới trên địa bàn tỉnh, xác định kết quả, thuận lợi, khó khăn, vướng mắc trong quá trình triển khai thực hiện; đề xuất những nội dung cần chỉnh sửa, bổ sung trong Luật Bình đẳng giới để hoàn thiện nhằm đảm bảo tính khả thi, thiết thực, hiệu quả trong tổ chức triển khai thực hiện.
Triển khai các kế hoạch và các chương trình truyền thông về bình đẳng giới có liên quan đến năm 2030. Tiếp tục thúc đẩy thực hiện các mục tiêu, chỉ tiêu, hoạt động đã đề ra trong Kế hoạch thực hiện Chiến lược quốc gia về bình đẳng giới giai đoạn 2021 - 2025 trên địa bàn tỉnh Điện Biên, Kế hoạch triển khai Chương trình phòng ngừa, ứng phó với bạo lực trên cơ sở giới giai đoạn 2021 - 2025 trên địa bàn tỉnh.
Triển khai thực hiện các hoạt động của Tháng Hành động vì bình đẳng giới và phòng ngừa ứng phó với bạo lực trên cơ sở giới năm 2022 (từ ngày 15/11 - 15/12) đảm bảo hiệu quả, sáng tạo, phù hợp với điều kiện, tình hình cụ thể như: Phát động Tháng hành động vì bình đẳng giới và phòng, chống bạo lực trên cơ sở giới; tổ chức tuyên truyền nâng cao nhận thức về bình đẳng giới nhằm ngăn chặn, giảm thiểu tình trạng bạo lực trên cơ sở giới đặc biệt là bạo lực đối với phụ nữ và trẻ em gái, giảm thiểu tình trạng mất cân bằng giới tính khi sinh do việc lựa chọn giới tính thai nhi...
Tăng cường vai trò, trách nhiệm của các cấp, các ngành trong chỉ đạo và triển khai công tác bình đẳng giới và vì sự tiến bộ của phụ nữ, trong đó chú trọng công tác phối hợp liên ngành giữa các cơ quan quản lý nhà nước và các tổ chức chính trị - xã hội trong kiểm tra, xây dựng và đề xuất chính sách liên quan; đẩy mạnh xã hội hóa, huy động nguồn lực hợp pháp từ các cơ quan, tổ chức, cá nhân trong nước và quốc tế để tăng tính bền vững, hiệu quả trong thực hiện công tác bình đẳng giới.
Tiếp tục duy trì, nhân rộng và nâng cao chất lượng triển khai các mô hình, hoạt động thúc đẩy bình đẳng giới. Rà soát, đánh giá hiệu quả các mô hình, hoạt động thúc đẩy bình đẳng giới và phòng ngừa, ứng phó với bạo lực trên cơ sở giới đã và đang được triển khai tại địa phương để nâng cao hiệu quả hoạt động, tiếp tục duy trì, nhân rộng các mô hình ở những địa bàn, lĩnh vực còn tình trạng bất bình đẳng giới hoặc nguy cơ xảy ra bạo lực trên cơ sở giới. Chủ động bố trí kinh phí, khuyến khích huy động các nguồn lực xã hội để duy trì và nhân rộng các mô hình hoạt động hiệu quả.