Ứng dụng trí tuệ nhân tạo trong thực hiện chính sách bảo hiểm xã hội

10:42 - Thứ Sáu, 08/12/2023 Lượt xem: 4378 In bài viết

Phó Tổng Giám đốc Bảo hiểm xã hội (BHXH) Việt Nam Chu Mạnh Sinh nhấn mạnh, AI là công nghệ mang lại nhiều lợi ích cho xã hội và con người với nhiều ưu điểm như: Khả năng xử lý dữ liệu lớn và phức tạp, tăng cường hiệu suất làm việc, cải thiện chất lượng cuộc sống...

Với việc quản lý cơ sở dữ liệu (CSDL) khổng lồ và xử lý khối lương công việc rất lớn, những năm qua, BHXH Việt Nam đã từng bước ứng dụng AI trong các hoạt động của ngành, đạt được một số kết quả nhất định.

Ở thời đại Công nghệ 4.0, toàn cầu đang đẩy mạnh chuyển đổi số, ứng dụng các công nghệ hiện đại, Phó Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam Chu Mạnh Sinh cho rằng, việc tổ chức hội thảo khoa học "Ứng dụng trí tuệ nhân tạo (AI) trong tổ chức thực hiện chính sách BHXH, Bảo hiểm thất nghiệp (BHTN), Bảo hiểm y tế (BHYT)" là rất cần thiết trong bối cảnh hiện nay.

Phó Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam Chu Mạnh Sinh phát biểu tại hội thảo.

Ứng dụng AI trong tổ chức thực hiện chính sách BHXH, BHYT

Nhằm hiện thực hoá các mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp ứng dụng AI trong tổ chức thực hiện chính sách BHXH, BHYT, BHTN, cũng là dịp để cán bộ ngành BHXH Việt Nam, những người đang trực tiếp tham gia vào quá trình chuyển đổi số của ngành được gặp gỡ, kết nối, trao đổi với các chuyên gia hàng đầu của các bộ, ngành, các tổ chức, doanh nghiệp trong lĩnh vực ứng dụng công nghệ thông tin (CNTT), chuyển đổi số nói chung và ứng dụng trí tuệ nhân tạo nói riêng, ngày 6/12 vừa qua, tại Vĩnh Phúc, BHXH Việt Nam đã tổ chức thành công Hội thảo khoa học "Ứng dụng trí tuệ nhân tạo (AI) trong tổ chức thực hiện chính sách BHXH, BHTN, BHYT".  .

Nhấn mạnh đây cũng là dịp mở ra cơ hội cho BHXH Việt Nam hợp tác với các bộ, ngành, tổ chức, doanh nghiệp, đảm bảo tối đa quyền lợi cho người tham gia, thụ hưởng chính sách BHXH, BHYT, BHTN, Phó Tổng Giám đốc Chu Mạnh Sinh kỳ vọng hội thảo là dịp để các đại biểu, nhà khoa học cùng trao đổi thông tin, chia sẻ kinh nghiệm, cung cấp các kiến thức hay và bổ ích về ứng dụng AI, công nghệ nền tảng mới phục vụ, nâng cao chất lượng các hoạt động quản lý, đáp ứng nhu cầu, giải pháp tổ chức thực hiện chính sách BHXH, BHTN, BHYT ở Việt Nam.

Ứng dụng AI mang lại nhiều lợi ích cho xã hội và con người với nhiều ưu điểm đã được các đại biểu tham dự hội thảo sôi nổi nêu ý kiến.

Tham dự hội thảo quan trọng này có đại diện lãnh đạo: Văn phòng Chính phủ, Bộ Thông tin và Truyền thông, Bộ Công an; Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam (VNPT); Công ty Cổ phần FPT; Công ty TNHH một thành viên Ứng dụng kỹ thuật và sản xuất (Tecapro); Tổng công ty Bưu điện Việt Nam và các chuyên gia, nhà khoa học và đại diện lãnh đạo các đơn vị thuộc BHXH Việt Nam; BHXH các tỉnh, TP: Hà Nội, TP.Hồ Chí Minh; Vĩnh Phúc, Thái Nguyên, Nghệ An, Đà Nẵng, Thừa Thiên- Huế, Kon Tum, Bình Dương, Hậu Giang.

Đại diện Trung tâm CNTT BHXH Việt Nam đã giới thiệu các kết quả nổi bật trong ứng dụng CNTT, chuyển đổi số của ngành BHXH Việt Nam. Theo đó, BHXH Việt Nam đã chủ động, tích cực phối hợp với các bộ, ngành liên quan triển khai các nhiệm vụ nhằm xây dựng CSDL quốc gia về bảo hiểm; tích cực phối hợp với các bộ, ngành, địa phương trong việc kết nối, chia sẻ dữ liệu giữa CSDL quốc gia về bảo hiểm với các CSDL quốc gia, CSDL chuyên ngành khác phục vụ quản lý nhà nước và cung cấp DVC trực tuyến. Kết nối với hơn 13.000 cơ sở khám chữa bệnh BHYT trên toàn quốc để tiếp nhận dữ liệu đề nghị thanh toán chi phí khám chữa bệnh BHYT; hơn 621.000 doanh nghiệp giao dịch điện tử với cơ quan BHXH thông qua Cổng Thông tin điện tử…

Phối hợp với Bộ Công an triển khai thí điểm tích hợp công nghệ xác thực sinh trắc trong khám chữa bệnh BHYT

Một điểm mới đó là BHXH Việt Nam đã ứng dụng xác thực thông tin sinh trắc trên Căn cước công dân (CCCD) gắn chip trong khám chữa bệnh BHYT và tiếp nhận hồ sơ, trả kết quả thủ tục hành chính.

Ứng dụng công nghệ xác thực sinh trắc trong KCB BHYT mang lại lợi ích lớn cho người bệnh, cơ sở y tế và cơ quan BHXH (Ảnh minh họa)

Theo đó, BHXH Việt Nam đã phối hợp với Bộ Công an và các đơn vị cung cấp thiết bị, triển khai thí điểm tích hợp công nghệ xác thực sinh trắc trong khám chữa bệnh BHYT tại Quảng Bình và TP Hà Nội, triển khai xác thực sinh trắc trong tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính tại bộ phận một cửa của BHXH tỉnh Bình Dương và BHXH quận Đống Đa (TP Hà Nội).

Chia sẻ kinh nghiệm ứng dụng AI trong triển khai ứng dụng CCCD gắn chip và CSDL quốc gia về dân cư, đại diện Bộ Công an cho biết, khẳng định vai trò, tiện ích, ứng dụng công nghệ mới như công nghệ AI trong triển khai ứng dụng CSDL quốc gia về dân cư, thẻ CCCD gắn chip phục vụ người dân, doanh nghiệp và tổ chức, cơ quan nhà nước nói chung là một trong những nhiệm vụ cần thiết để nghiên cứu và mở rộng ra các lĩnh vực khác nhằm phục vụ Đề án số 06 của Chính phủ.

Đồng thời, cũng giới thiệu một số những tiện ích và ứng dụng mà công nghệ AI có thể mang lại cho công tác triển khai, vận hành, quản trị và khai thác CSDL về dân cư và CCCD gắn chip.

Ở góc độ là đơn vị trực tiếp tổ chức thực hiện chính sách tại địa phương, BHXH TP Hà Nội chia sẻ về nhu cầu ứng dụng AI trong các hoạt động nghiệp vụ. Theo đó, từ năm 2022, thực hiện ý kiến chỉ đạo của BHXH Việt Nam, BHXH TP phối hợp với các đơn vị như Công ty TNHS hệ thống thông tin FPT và Công ty TNHH LTS Global Digital Services để phối hợp nghiên cứu, xây dựng thí điểm giải pháp tự động hóa quy trình nghiệp vụ.

Hiện tại, BHXH TP Hà Nội phối hợp với các đơn vị đối tác thực hiện nghiên cứu, xây dựng giải pháp tự động hóa quy trình nghiệp vụ đối với 2 quy trình nghiệp vụ là Báo tăng, báo giảm, điều chỉnh đóng BHXH, BHYT, BHTN và Quy trình giải quyết hưởng chế độ ốm đau, thai sản, trợ cấp dưỡng sức phục hồi sức khoẻ sau ốm đau, thai sản, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp...Việc từng bước ứng dụng AI trong các hoạt động của  BHXH từ Trung ương đến địa phương đã đạt được một số kết quả đáng khích lệ.

Theo CAND
Bình luận

Tin khác

Back To Top