Cuộc sống qua ảnh

Đẩy mạnh đào tạo nghề nông thôn

14:59 - Thứ Năm, 11/07/2024 Lượt xem: 3301 In bài viết

ĐBP - Từ nhiều năm nay, việc đẩy mạnh tuyên truyền nâng cao nhận thức của người dân về công tác giáo dục nghề nghiệp, đào tạo nghề khu vực nông thôn luôn được huyện Nậm Pồ chú trọng.

Ngoài việc phổ biến, truyền thông sâu rộng tới người lao động tại các bản vùng cao về định hướng nghề nghiệp nhằm tạo việc làm, nâng cao thu nhập, góp phần chuyển dịch cơ cấu lao động là việc hỗ trợ mở các lớp dạy nghề cho lao động nông thôn, tạo điều kiện để học viên được tuyển dụng, có việc làm ngay sau thời gian đào tạo nghề đã mang lại những hiệu quả nhất định.

Trong năm, Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp - Giáo dục thường xuyên huyện Nậm Pồ đã phối hợp, xây dựng kế hoạch mở lớp đào tạo nghề dệt thủ công, cắt may, tạo mẫu, giới thiệu sản phẩm may mặc tại 3 xã Nà Bủng, Phìn Hồ và Nậm Tin.

Thời điểm hiện tại, lớp đào tạo nghề xã Nà Bủng đã hoàn thành xong khóa học, cả lớp có 70 học viên. Sau đào tạo, đã có 48 lao động được giải quyết việc làm tại các công ty may mặc, mức lương 10 triệu đồng chưa tính tăng ca.

Tại xã Phìn Hồ, lớp đào tạo có 35 học viên, đây là thời gian bà con gieo cấy lúa. Chính vì vậy các lớp được giáo viên tổ chức dạy linh hoạt 2 ca, vào cả ban ngày và buổi tối, tùy thuộc vào thời gian của học viên. Song hành cùng công tác giảng dạy, để lao động nông thôn có cái nhìn mới về nghề nghiệp, thay đổi tư duy trong lao động sản xuất của người dân; tại các buổi học giáo viên cùng Hội Phụ nữ xã Phìn Hồ tuyên truyền, định hướng nghề nghiệp cho học viên, tạo điều kiện tốt nhất cũng như hiệu quả nhất trong đào tạo, phát triển, nâng cao nguồn lao động nông thôn.

Dưới đây là một số hình ảnh các học viên lớp dạy nghề tại xã Phìn Hồ.

Toàn cảnh lớp đào tạo nghề buổi tối tại bản Chăn Nuôi, xã Phìn Hồ.
Các học viên được đào tạo các khâu, các công đoạn cắt may, tạo mẫu, giới thiệu sản phẩm may mặc.
Các học viên đều rất tích cực, nếu đi làm may mặc thì chỉ cần đảm nhiệm một khâu trong dây chuyền nên không quá khó để có thể làm tốt, số lượng học viên đi làm sau học nghề chủ yếu dựa vào nhận thức của bà con về việc làm phi nông nghiệp - Giáo viên đào tạo nghề Đỗ Thị Tuyết chia sẻ.
Công tác đào tạo được thực hiện dưới dạng cầm tay chỉ việc, từng công đoạn, từng khâu đều được giáo viên hướng dẫn tỉ mỉ.
Sự chuyên chú của các học viên.
Học viên tìm tòi, hướng dẫn nhau khi thực hành tạo mẫu sản phẩm may mặc.
Không chỉ nữ giới, lớp có khá nhiều học viên là nam chăm chú từng đường kim, mũi chỉ.
Sản phẩm may mặc được học viên hoàn thành sau giờ thực hành.
Hội Phụ nữ xã Phìn Hồ đồng hành tuyên truyền, định hướng nghề nghiệp cho các học viên.

 

Trần Nhâm
Bình luận

Tin khác

Back To Top