Nhất trí chủ trương đầu tư Chương trình mục tiêu quốc gia về phát triển văn hóa giai đoạn 2025-2035

18:22 - Thứ Bảy, 08/06/2024 Lượt xem: 4324 In bài viết

ĐBP - Chiều nay (08/6), kỳ họp thứ 7, Quốc hội khoá XV thảo luận ở tổ về chủ trương đầu tư Chương trình mục tiêu quốc gia về phát triển văn hoá giai đoạn 2025-2035 và Dự án Luật Công đoàn (sửa đổi). Tổ thảo luận số 8 gồm các tỉnh: Điện Biên, Bình Định, Cần Thơ, Vĩnh Long, do đại biểu Lò Thị Luyến, Phó Trưởng đoàn chuyên trách Đoàn ĐBQH tỉnh chủ trì.

Đại biểu Lò Thị Luyến, Phó Trưởng đoàn chuyên trách Đoàn ĐBQH tỉnh phát biểu tại phiên thảo luận.

Tham gia phát biểu ý kiến, đại biểu Lò Thị Luyến, Phó Trưởng đoàn chuyên trách Đoàn ĐBQH tỉnh nhất trí với chủ trương đầu tư Chương trình mục tiêu quốc gia về phát triển văn hóa giai đoạn 2025-2035 nhằm thể chế hoá chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về phát triển văn hoá. Đồng thời, thực tế việc triển khai các Chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn trước đây và 03 Chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 2021-2025 về xây dựng nông thôn mới, giảm nghèo bền vững và phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số đã góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội các địa phương và nâng cao đời sống của người dân vùng khó khăn.

Xuất phát từ thực tiễn khó khăn, vướng mắc khi triển khai 03 Chương trình mục tiêu quốc gia hiện nay, đại biểu đề nghị quy định cơ chế quản lý Chương trình mục tiêu quốc gia về phát triển văn hóa phải đảm bảo sự phù hợp, thống nhất, các quy định phải rõ ràng, cụ thể và tăng cường phân cấp để các cơ quan, đơn vị, địa phương dễ làm, dễ thực hiện. Nên giao tổng nguồn vốn cho địa phương chủ động phân bổ để triển khai thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ của Chương trình và việc đánh giá sẽ căn cứ vào sản phẩm đầu ra, chính là kết quả thực hiện các mục tiêu, chỉ tiêu được giao.

Đại biểu Quốc hội Tráng A Tủa phát biểu ý kiến.

Tham gia dự thảo Luật Công đoàn (sửa đổi), đại biểu Tráng A Tủa cho rằng, không nên quy định quyền gia nhập và hoạt động công đoàn đối với người nước ngoài, bởi kinh nghiệm quốc tế cho thấy cũng nhiều nước chưa mở rộng quyền này đối với người nước ngoài. Đại biểu đề nghị giữ quy định hiện hành, đó là chỉ người lao động Việt Nam mới có quyền gia nhập và hoạt động Công đoàn. Ngoài ra, đại biểu đề nghị cân nhắc sử dụng cụm từ “công dân nước ngoài” trong dự thảo Luật vì Hiến pháp, Luật Nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam, Luật Quốc tịch Việt Nam... không sử dụng cụm từ này.

Về hệ thống tổ chức của Công đoàn Việt Nam, dự thảo Luật quy định tổ chức Công đoàn Việt Nam là tổ chức thống nhất theo mô hình công đoàn bốn cấp và công đoàn các cấp được xây dựng theo hướng mở, linh hoạt phù hợp với yêu cầu thực tiễn theo quy định của Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam. Điều kiện, trình tự, thủ tục thành lập, giải thể công đoàn các cấp theo quy định của Điều lệ Công đoàn Việt Nam. Dẫn chiếu, khoản 2 Điều 17 Bộ Luật lao động 2019 quy định “Việc thành lập, giải thể, tổ chức và hoạt động của Công đoàn cơ sở được thực hiện theo quy định của Luật Công đoàn”,  đại biểu Quàng Thị Nguyệt đề nghị quy định cụ thể điều kiện thành lập, giải thể, tổ chức và hoạt động của các cấp công đoàn trong dự thảo Luật Công đoàn (sửa đổi).

Đại biểu Quốc hội Quàng Thị Nguyệt phát biểu ý kiến.

Về quản lý, sử dụng tài chính công đoàn, đại biểu nhất trí quy định kinh phí công đoàn được sử dụng để đầu tư nhà lưu trú cho đoàn viên công đoàn công tác tại các xã vùng sâu, vùng xa, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn, khu vực biên giới, hải đảo, vì đây là chính sách rất thiết thực. Tuy nhiên, để quy định được rõ ràng, thuận lợi cho quá trình triển khai thực hiện, đại biểu đề nghị Ban soạn thảo bổ sung giải thích khái niệm “nhà lưu trú cho đoàn viên công đoàn”, đồng thời đối chiếu quy định này với quy định của Luật Nhà ở năm 2023.

Mai Hồng
Bình luận

Tin khác

Back To Top