Nhiều ngành đào tạo trình độ tiến sĩ có nguy cơ "đóng mã"

17:12 - Thứ Ba, 24/10/2023 Lượt xem: 6019 In bài viết

Một số mã ngành đào tạo trình độ tiến sĩ có nguy cơ phải đóng mã ngành vì không tuyển được nghiên cứu sinh sau thời gian 5 năm theo quy định.

Tính đến năm 2022, toàn hệ thống giáo dục và đào tạo cả nước có 196 cơ sở đào tạo được phép đào tạo trình độ tiến sĩ, tăng 1,66 lần so với năm học 2014-2015. Các cơ sở đào tạo đã tổ chức đào tạo 267 ngành và 1.110 lượt ngành đào tạo trình độ tiến sĩ. Thẩm quyền mở ngành đào tạo trình độ tiến sĩ dần được mở rộng.

Nếu như trước đây, việc quyết định cho phép đào tạo trình độ tiến sĩ thuộc thẩm quyền của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo (hoặc giám đốc các đại học quốc gia đối với các đơn vị thành viên), thì từ năm 2012, Luật Giáo dục đại học đã mở rộng quyền tự chủ mở ngành, chuyên ngành cho cơ sở giáo dục đại học đạt chuẩn quốc gia có năng lực, đáp ứng đủ điều kiện. Đến năm 2018, tiếp tục mở rộng thẩm quyền này tới tất cả các cơ sở giáo dục đại học đã được giao thực hiện tự chủ, đáp ứng đúng quy định, đạt chuẩn kiểm định chương trình đào tạo trình độ thạc sĩ tương ứng.

Cả nước có 196 cơ sở đào tạo được phép đào tạo trình độ tiến sĩ.

Quy định về điều kiện, thủ tục mở ngành đào tạo, đình chỉ hoạt động của ngành đào tạo trình độ tiến sĩ dần được hoàn tiện. Để được phép đào tạo trình độ tiến sĩ, các cơ sở đào tạo cần đáp ứng đủ các điều kiện gồm: Ngành đào tạo có trong danh mục, có chương trình đào tạo, đề cương các học phần theo quy định; có đủ đội ngũ giảng viên cơ hữu đáp ứng yêu cầu đào tạo; có cơ sở vật chất, trang thiết bị kỹ thuật và các công trình hỗ trợ phục vụ đào tạo đáp ứng yêu cầu; có kinh nghiệm trong tổ chức, quản lý đào tạo trình độ thạc sĩ cùng ngành, chuyên ngành và có kinh nghiệm trong công tác nghiên cứu khoa học.

Tuy nhiên, Bộ Giáo dục và Đào tạo cũng nhận định, việc mở mới ngành đào tạo trình độ tiến sĩ ở những lĩnh vực ngành nghề đáp ứng xu thế phát triển của khu vực và thế giới (như năng lượng mới, vật liệu mới, công nghệ mới...) còn hạn chế. Một số mã ngành hẹp, mặc dù rất cần thiết nhưng nhu cầu số lượng không nhiều, lại kén người học nên khó tuyển sinh, nhiều ngành có nguy cơ phải đóng mã ngành vì không tuyển được nghiên cứu sinh sau thời gian 5 năm theo quy định.

Theo HNM
Bình luận

Tin khác

Back To Top