Tổng kết thi hành Luật Giám định tư pháp

12:09 - Thứ Sáu, 17/05/2024 Lượt xem: 4353 In bài viết

ĐBP - Sáng 17/5, Bộ Tư pháp tổ chức Hội nghị trực tuyến tổng kết thi hành Luật Giám định tư pháp và Đề án tiếp tục đổi mới và nâng cao hiệu quả hoạt động giám định tư pháp. Thứ trưởng Bộ Tư pháp Mai Lương Khôi chủ trì hội nghị. Đồng chí Lò Văn Tiến, Phó Chủ tịch UBND tỉnh dự hội nghị tại điểm cầu tỉnh Điện Biên.

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Điện Biên Lò Văn Tiến phát biểu tại hội nghị.

Luật Giám định tư pháp đã được Quốc hội khóa XIII thông qua. Để bảo đảm phát huy những thành tựu, kết quả của giám định tư pháp, ngày 28/2/2018, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt Đề án tiếp tục đổi mới và nâng cao hiệu quả hoạt động giám định tư pháp (Đề án 250). Thực hiện Luật Giám định tư pháp, trong thời gian qua, các bộ, ngành, địa phương đã tăng cường bổ nhiệm giám định viên tư pháp. Đến nay, cả nước có 580 tổ chức giám định tư pháp, đã thực hiện 1.039.615 vụ việc ở các lĩnh vực theo trưng cầu của các cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng.

Tại hội nghị, đại diện một số bộ, ngành, cơ quan trung ương và địa phương đã tham luận và trao đổi về thực trạng hoạt động giám định tư pháp trong công an nhân dân, lĩnh vực tài chính; đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực; hoạt động pháp y, tài nguyên và môi trường…

Phát biểu tại điểm cầu Điện Biên, đồng chí Lò Văn Tiến nhất trí cao kết quả cũng như 8 tồn tại, hạn chế trong thi hành Luật Giám định tư pháp và Đề án tiếp tục đổi mới và nâng cao hiệu quả hoạt động tư pháp mà báo cáo trung tâm đã nêu. Đối với tỉnh Điện Biên, việc triển khai, thực hiện Luật, Đề án tập trung vào 3 nội dung lớn: Tuyên truyền, xây dựng kế hoạch triển khai, thực hiện; hoàn thiện thể chế; tập trung kiện toàn, củng cố tổ chức bộ máy. Phó Chủ tịch UBND tỉnh cũng kiến nghị, đề xuất về việc tập huấn, đào tạo, như sửa đổi chính sách hỗ trợ cho đội ngũ giám định viên.

Hội nghị đã đánh giá toàn diện kết quả, hạn chế, xác định nguyên nhân, bài học kinh nghiệm, từ đó đưa ra 9 giải pháp, 3 kiến nghị cấp có thẩm quyền sửa đổi, bổ sung Luật Giám định tư pháp. Bộ Tư pháp có 5 đề xuất, kiến nghị Chính phủ đối với Đề án 250 nhằm tiếp nối, phát huy những kết quả đã đạt được trong việc đổi mới và nâng cao hiệu quả hoạt động giám định, đáp ứng tốt yêu cầu của hoạt động tố tụng trong thời gian tới.

Tin, ảnh: Tú Anh
Bình luận

Tin khác

Back To Top