Điều trị bệnh tiểu đường thời đại 4.0 - Giải pháp nào hiệu quả?

14:48 - Thứ Năm, 14/09/2023 Lượt xem: 6023 In bài viết

Bệnh tiểu đường được xếp vào một trong những bệnh mạn tính nguy hiểm gây tử vong hàng đầu ở nhiều quốc gia trên thế giới. Đó cũng chính là lý do khiến việc nghiên cứu giải pháp điều trị căn bệnh này đang được các chuyên gia đặc biệt chú trọng.

Hội nghị Nội tiết-Đái tháo đường và Rối loạn chuyển hóa miền trung-Tây Nguyên tổ chức ngày 9,10/9/2023 tại Đà Nẵng.

Tiểu đường - Căn bệnh “tử thần” của thế kỷ 21

Tiểu đường (Đái tháo đường) là một trong những bệnh không lây nhiễm phổ biến trên toàn cầu. Một thực tế đáng báo động hiện nay là số bệnh nhân đái tháo đường đang có xu hướng gia tăng nhanh với nhiều biến chứng nặng nề như: biến chứng tim mạch, thận, mắt, thần kinh… trở thành nỗi lo ngại hàng đầu của toàn xã hội.

Đáng chú ý, vấn đề điều trị và kiểm soát bệnh đái tháo đường cũng còn nhiều khó khăn với tỷ lệ 62,6% người bệnh chưa được chẩn đoán trong cộng đồng. Trong khi đó, khoảng 55% số người mắc bệnh đã có biến chứng (34% biến chứng về tim mạch; 39,5% biến chứng về mắt và thần kinh; 24% biến chứng về thận…).

Nguyên nhân là do nhận thức của người dân về bệnh còn hạn chế nên chưa tuân thủ việc kiểm soát và điều trị; cá thể hóa điều trị thấp; khó khăn trong việc tự điều trị và tự theo dõi bệnh của người tiểu đường; tiếp cận đa chiều còn hạn chế, chưa thể phối hợp nhiều phương án điều trị do điều kiện kinh tế có hạn; đặc biệt là những hạn chế trong giáo dục, nhận thức và thay đổi lối sống của người bệnh. Đây là những thách thức lớn trong mục tiêu kiểm soát căn bệnh đái tháo đường ở Việt Nam.

Giải pháp điều trị bệnh tiểu đường thời đại 4.0

Tại Hội nghị Nội tiết-Đái tháo đường và Rối loạn chuyển hóa miền trung-Tây Nguyên vừa qua với chủ đề “Cập nhật quản lý bệnh nội tiết-Đái tháo đường và Rối loạn chuyển hóa thời đại 4.0”, các chuyên gia, bác sĩ đã có những báo cáo, cập nhật, đưa ra hướng giải quyết cho các vấn đề phức tạp liên quan đến lĩnh vực nội tiết, đái tháo đường và rối loạn chuyển hóa.

Theo đó, những cập nhật mới trong điều trị giúp kiểm soát đường huyết và ngăn chặn biến chứng tiểu đường được đưa ra như sau:

- Kiểm soát sớm đường huyết tránh tổn thương cơ quan đích: Theo nghiên cứu, cứ giảm 1% HbAlc có liên quan đến việc giảm nguy cơ biến chứng lâu dài ở tiểu đường tuýp 2, giúp giảm 21% tử vong do tiểu đường, 14% suy tim, 12% đột quỵ, 37% biến chứng mạch máu nhỏ (thận, mắt). Đối với những trường hợp tiền tiểu đường hoặc đường huyết bắt đầu có dấu hiệu tăng thì người bệnh nên tìm hiểu phương pháp ổn định đường huyết ngay từ ban đầu và tránh lạm dụng thuốc Tây khi đường huyết chưa lên cao hoặc chưa có chỉ định của bác sĩ, thời điểm này, bệnh nhân có thể lựa chọn sử dụng Đông y để ổn định đường huyết.

- Kiểm soát tốt đường huyết ngăn chặn tổn thương tế bào Beta tuyến tụy: Đường huyết tăng cao không chỉ gây tổn thương các cơ quan đích mà còn làm tổn thương tế bào beta tụy, làm giảm tiết insulin. Do đó, người bệnh cần phối kết hợp nhiều phương pháp điều trị như điều chỉnh dinh dưỡng, luyện tập phù hợp; kết hợp thuốc theo chỉ định đúng liều-đúng giờ-điều đặn để kiểm soát tốt đường huyết, ổn định đường huyết lâu dài, ngăn ngừa tổn thương tế bào Beta.

- Ngoài kiểm soát tốt đường huyết lúc đói, đường huyết sau ăn và HbA1c, cần tránh hạ đường huyết quá mức, tránh hạ đường huyết về đêm và tránh dao động đường huyết: Theo nghiên cứu UKPDS 35 (nghiên cứu đa trung tâm thực hiện ở Anh tiến hành trên các bệnh nhân tiểu đường), người bệnh tiểu đường có các cơn hạ đường huyết quá mức thì sẽ có 50% tăng nguy cơ mắc biến cố tim mạch; 102% tăng nguy cơ mắc bệnh mạch vành sau cơn hạ đường huyết nặng,... Bên cạnh đó, dao động đường huyết cũng là nguyên nhân gây ra các biến chứng như: rối loạn nhận biết, bệnh võng mạc tiểu đường, bệnh thận, thần kinh, thậm chí là tử vong. Do đó, người bệnh cần chủ động theo dõi đường huyết thường xuyên, ghi lại lịch sử đo đường huyết và mang theo khi thăm khám, cần ưu tiên sử dụng thuốc ít dao động đường huyết, tránh hạ đường huyết quá mức, và an toàn cho tim mạch.

Tại Hội nghị, TS.BS Quách Hữu Trung - Giám đốc Bệnh viện 199 cũng chia sẻ thêm: “Đái tháo đường gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm nếu không được chẩn đoán sớm và điều trị tích cực. Hiện nay đã có nhiều tiến bộ trong điều trị bệnh, trong đó xu hướng kết hợp giữa Đông y và Tây y nhằm làm tăng hiệu quả, giảm chi phí điều trị đang ngày được chú trọng”.

Là sản phẩm hỗ trợ điều trị tiểu đường đầu tiên tại Việt Nam được bào chế từ Dây thìa canh sạch theo tiêu chuẩn Quốc tế GACP-WHO, trong suốt 16 năm phát triển, Diabetna luôn khẳng định chất lượng vượt trội và vị thế tiên phong trên thị trường.

Diabetna - Sản phẩm được tin dùng số 1 Việt Nam cho người tiểu đường (Theo bình chọn của bạn đọc Tạp chí Kinh tế Việt Nam và người tiêu dùng năm 2020, 2021, 2022).

Theo PGS.TS Trần Đình Ngạn - nguyên Chủ nhiệm khoa tim, thận, khớp, nội tiết, Nguyên Phó giám đốc Viện Quân Y 103: “Thực phẩm bảo vệ sức khỏe Diabetna là sản phẩm đáp ứng đầy đủ những tiêu chí cần có của một sản phẩm hỗ trợ điều trị tiểu đường tốt, có nghiên cứu và đầu tư bài bản ngay từ đầu nên chất lượng luôn ổn định. Sử dụng Diabetna kết hợp với thuốc Tây và chế độ dinh dưỡng-luyện tập một cách hợp lý, chỉ số đường huyết có thể giảm thêm được 30% - một mức giảm có ý nghĩa rất lớn với người bệnh”.

Nhờ lựa chọn hướng phát triển bền vững, Diabetna tự hào trở thành người bạn đồng hành thân thiết của người tiểu đường, là giải pháp hiệu quả giúp quá trình điều trị của người bệnh trở nên nhẹ nhàng hơn, giảm tác dụng phụ của thuốc tây y, giúp ổn định đường huyết, tránh làm dao động đường huyết và hạ đường huyết quá mức, ngăn ngừa những biến chứng nguy hiểm.

Theo Nhân dân
Bình luận

Tin khác

Back To Top