Dịch bệnh trên đàn gia súc, gia cầm diễn biến phức tạp

15:22 - Thứ Ba, 07/03/2023 Lượt xem: 2142 In bài viết

Tại thời điểm ngày 23/2, cả nước có 2 ổ dịch cúm gia cầm A/H5N1 tại Nghệ An và Ninh Bình; có 29 ổ dịch tả lợn Châu Phi tại 13 tỉnh, thành phố; 9 ổ dịch viêm da nổi cục tại Quảng Ngãi và Khánh Hòa chưa qua 21 ngày. Hai tháng đầu năm, đã chết và tiêu hủy 8.194 gia súc, gia cầm.

Tiêm phòng phòng chống dịch bệnh cho đàn gia cầm (Ảnh: B.T)

Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT), trong tháng 2, chăn nuôi gia súc, gia cầm phát triển ổn định, các địa phương kiểm soát tốt dịch bệnh nhưng giá thức ăn chăn nuôi vẫn cao, giá lợn hơi chưa hồi phục, dao động trong khoảng 48.000 - 53.000đ/kg. Tính đến thời điểm cuối tháng 2, ước tính đàn trâu của cả nước giảm khoảng 1,4%, đàn bò tăng khoảng 3,4%; đàn lợn tăng 8,6%, đàn gia cầm tăng 3,0% so với cùng kỳ năm trước.

Tại thời điểm ngày 23/2, cả nước không có dịch tai xanh, lở mồm long móng; có 2 ổ dịch cúm gia cầm A/H5N1 tại Nghệ An và Ninh Bình; có 29 ổ dịch tả lợn châu Phi tại 13 tỉnh, thành phố và 9 ổ dịch viêm da nổi cục tại Quảng Ngãi và Khánh Hòa chưa qua 21 ngày. Hai tháng đầu năm, đã chết và tiêu hủy 8.194 gia súc, gia cầm; trong đó, có 6.119 gia cầm và 2.075 gia súc.

Bộ NN&PTNT cho biết, trong thời gian tới, sẽ tăng cường chỉ đạo, kiểm tra các địa phương thực hiện các biện pháp phòng chống đói, rét và dịch bệnh trên đàn vật nuôi; tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy phát triển chăn nuôi, đảm bảo nguồn cung thực phẩm, đồng thời, hỗ trợ tiêu thụ, lưu thông sản phẩm chăn nuôi đáp ứng tốt nhu cầu tiêu dùng tăng cao bởi các dịp lễ đầu năm. Tăng cường chỉ đạo triển khai nhanh mô hình chăn nuôi an toàn sinh học, an toàn dịch bệnh trên các đối tượng vật nuôi, nhất là đối với chăn nuôi lợn.

Bên cạnh đó, triển khai các kênh theo dõi sát diễn biến thị trường nguyên liệu, nguồn cung và giá nguyên liệu thức ăn chăn nuôi, giống vật nuôi, có biện pháp chỉ đạo kịp thời, tránh tình trạng tăng đột biến về giá cả. Nghiên cứu, đề xuất kế hoạch xây dựng vùng sản xuất nguyên liệu thức ăn chăn nuôi (ngô, sắn), tập trung vào một số khu vực có tiềm năng như Tây Nguyên, miền núi phía Bắc.

Đặc biệt, theo dõi tình hình dịch bệnh ở các địa phương, nhất là các bệnh nguy hiểm như: cúm gia cầm, lở mồm long móng, dịch tả lợn châu Phi, tai xanh, viêm da nổi cục. Tổ chức giám sát chủ động sự lưu hành và biến đổi của vi rút cúm gia cầm tại chợ buôn bán gia cầm sống, gia cầm nhập lậu; xây dựng bản đồ dịch tễ của các bệnh nguy hiểm trên gia súc, gia cầm để làm căn cứ chỉ đạo phòng, chống dịch bệnh; tăng cường năng lực xét nghiệm…

Theo ĐCSVN
Bình luận

Tin khác

Back To Top