Trung tâm Lưu trữ quốc gia III giới thiệu cuốn sách về tình hữu nghị Việt Nam - Liên Xô

09:52 - Thứ Sáu, 21/06/2024 Lượt xem: 4884 In bài viết

Nhân dịp Tổng thống Liên bang Nga Vladimir Putin thăm cấp Nhà nước tới Việt Nam theo lời mời của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, Trung tâm Lưu trữ quốc gia III (Cục Văn thư và Lưu trữ nhà nước) đã giới thiệu cuốn sách “Liên Xô và Việt Nam trong những năm chiến tranh Đông Dương lần thứ nhất - Hội nghị Giơ-ne-vơ năm 1954”.

Trong khuôn khổ hợp tác lưu trữ giữa hai nước Việt Nam và Liên bang Nga, năm 2019, Trung tâm Lưu trữ quốc gia III đã biên soạn cuốn sách “Liên Xô và Việt Nam trong những năm chiến tranh Đông Dương lần thứ nhất - Hội nghị Giơ-ne-vơ năm 1954”. Đây là hoạt động tiếp tục chương trình hợp tác trong công tác lưu trữ giữa hai nước Việt Nam và Liên bang Nga.

Cuốn sách giới thiệu gần 200 tài liệu, hình ảnh được lựa chọn, biên dịch từ một số tài liệu tiếng Nga trong cuốn sách cùng tên do Cục Lưu trữ Liên bang Nga xuất bản năm 2017 cùng với những tài liệu của phía Việt Nam được biên tập, sắp xếp logic trong ấn phẩm này. Sách có độ dày 900 trang được Nhà Xuất bản Thông tin và Truyền thông xuất bản năm 2019.

Bìa cuốn sách. 

Từ tài liệu lưu trữ được hình thành ngay trong quá trình diễn biến trước, trong và sau Hội nghị Giơ-ne-vơ về vấn đề Đông Dương, cuốn sách đã cung cấp những thông tin khách quan, chân thực về Hội nghị, phản ánh quan điểm, lập trường, thái độ chính trị của các bên tham gia đàm phán.

Đồng thời, với thành quả của Hội nghị Giơ-ne-vơ là một hiệp định nhiều bên, 4 văn kiện song phương và 7 văn kiện đơn phương về Đông Dương, với những cuộc gặp chung, riêng giữa các bên đàm phán trong gần 3 tháng tại Giơ-ne-vơ (Thụy Sĩ) đã khẳng định ý nghĩa, vai trò của Hội nghị đối với hòa bình ở bán đảo Đông Dương nói chung và Việt Nam nói riêng. Qua tài liệu lưu trữ được cung cấp của các bên, có thể nhận thấy, Việt Nam - một đất nước dù nhỏ bé, dù mới giành được độc lập, mới được một số quốc gia trên thế giới chính thức công nhận và đặt quan hệ ngoại giao, nhưng trong cuộc chiến trên bàn đàm phán bên cạnh các “nước lớn”, Việt Nam luôn có những chính sách đối ngoại linh hoạt, khéo léo, có những bước đi “lùi để tiến” xa hơn.

Nội dung của cuốn sách cũng giới thiệu tài liệu mà ở đó các bên tham gia đàm phán thẳng thắn đưa ra những con số cụ thể để chứng minh những mưu tính lợi ích từ cuộc chiến của phía gây chiến và bên hậu thuẫn, đây cũng là một phần lý do cuộc chiến tranh bị kéo dài.

Theo QĐND
Bình luận

Tin khác

Back To Top