ĐBP - Hát then, đàn tính, hát sli, chơi cầu lông gà bằng tay, trang phục truyền thống... những nét đẹp văn hóa của dân tộc Nùng đang dần mai một trong cộng đồng người Nùng sinh sống tại địa bàn huyện Điện Biên. Bởi vậy, tháng 10 vừa qua, UBND huyện Điện Biên phối hợp với các phòng chuyên môn Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tiến hành khảo sát và thực hiện bảo tồn di sản văn hóa phi vật thể dân tộc Nùng.
ĐBP - Điện Biên là mảnh đất giàu bản sắc với nhiều nét văn hóa truyền thống các dân tộc như trang phục, diễn xướng dân gian, lối sống, phong tục tập quán... Để góp phần gìn giữ, phát huy những giá trị tốt đẹp đó, nhiều giải pháp được cấp, ngành, địa phương và cả chủ thể văn hóa triển khai. Qua đó, tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức, trách nhiệm cho cộng đồng dân cư thêm tự hào và trân trọng bản sắc văn hóa truyền thống, gắn liền với bài trừ hủ tục, văn hóa ngoại lai, xấu độc xâm nhập...
Vấn đề tuần này
ĐBP - Là địa phương sở hữu nhiều di sản văn hóa vật thể, phi vật thể, Điện Biên đang có nguồn tài nguyên phong phú để phát triển kinh tế - xã hội. Hiện nay, 18/19 dân tộc sinh sống trên địa bàn tỉnh đã được kiểm kê, đánh giá về di sản văn hóa với kho tàng văn hóa phong phú, đặc sắc gắn liền với nét văn hóa đặc trưng của từng dân tộc. Cùng với đó là 14 di sản văn hóa phi vật thể cấp quốc gia đã được công nhận đặt ra nhiều vấn đề trong công tác bảo tồn, khai thác giá trị di sản văn hóa của tỉnh.
Thông tin từ Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch ngày 6-12, Cục Văn hóa cơ sở (Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) vừa phát hành bộ tranh cổ động, phục vụ công tác trưng bày, triển lãm hưởng ứng dịp kỷ niệm 50 năm Chiến thắng Hà Nội - Điện Biên Phủ trên không (18/12/1972 - 18/12/2022).
Sáng 6-12, Báo Văn hóa (Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) phối hợp với các đơn vị liên quan tổ chức lấy ý kiến, bình chọn 10 sự kiện văn hóa, thể thao, du lịch tiêu biểu năm 2022.
Hoa Tớ Dày là loại hoa rừng thuộc họ hoa đào, đồng bào dân tộc Mông ở Mù Cang Chải (tỉnh Yên Bái) thường gọi là “Pằng tớ dày” theo nghĩa tiếng Việt là “Hoa đào rừng”. Năm nay, lễ hội hoa Tớ Dày sẽ lần đầu tiên được tổ chức.
Tối 5-12, tại Hà Nội, Ban Tuyên giáo Trung ương chủ trì phối hợp với Ban Đối ngoại Trung ương, Bộ Ngoại giao, Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch, Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam, Hội Nghệ sĩ nhiếp ảnh Việt Nam và các cơ quan liên quan tổ chức Lễ trao giải cuộc thi và Triển lãm ảnh nghệ thuật cấp quốc gia “Tự hào một dải biên cương” lần thứ 2 - năm 2022.
“Tro tàn rực rỡ” - bộ phim điện ảnh mới nhất của đạo diễn Bùi Thạc Chuyên vừa thắng giải Khinh khí cầu vàng - giải cao nhất tại Liên hoan phim Ba châu lục tổ chức tại Nantes (Pháp), đang được chiếu rộng rãi tại hệ thống các rạp trên toàn quốc.
Sau nhiều năm nỗ lực nghiên cứu, lập và trình hồ sơ, hệ thống ma nhai (văn tự khắc trên vách đá) tại Danh thắng Ngũ Hành Sơn vừa được Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên Hợp Quốc (UNESCO) công nhận là di sản tư liệu thuộc Chương trình ký ức thế giới khu vực châu Á - Thái Bình Dương.
Ngày 2/12, tại Khu Di tích lịch sử đặc biệt quốc gia Đền Hùng, đại diện lãnh đạo 6 tỉnh khu vực Tây Bắc gồm: Phú Thọ, Hòa Bình, Điện Biên, Lai Châu, Lào Cai, Yên Bái, Sơn La đã làm Lễ dâng hương tưởng niệm các Vua Hùng.
Đây là chủ đề xuyên suốt của Ngày hội văn hoá, thể thao và du lịch các dân tộc vùng Tây Bắc lần thứ XV diễn ra từ ngày 2/12- 4/12 trên Đất Tổ Hùng Vương. Những hoạt động văn hoá, văn nghệ, thể thao quần chúng của bảy tỉnh: Phú Thọ, Hòa Bình, Điện Biên, Lai Châu, Lào Cai, Yên Bái và Sơn La không những tạo nên bức tranh toàn cảnh, đa sắc màu tôn vinh giá trị văn hoá độc đáo, đặc sắc của đồng bào các dân tộc vùng Tây Bắc mà còn thiết thực giới thiệu, quảng bá đến bạn bè trong nước và quốc tế về tiềm năng, thế mạnh phát triển văn hoá, thể thao, du lịch và văn hoá truyền thống của vùng rừng núi kỳ vĩ mà thơ mộng, hoang sơ mà thanh bình, êm ả đến đắm say lòng người…