Đường về Yên Tử (TP Uông Bí, tỉnh Quảng Ninh) hanh hao gió nhẹ. Hàng đại cổ thụ viền lá hanh vàng, còn ít bông trắng đã mãn chắt chiu tỏa hương cuối mùa. Sang đông, lá rụng về cội, thân cành khẳng khiu mà vẫn vững chãi giữa cao xanh hút linh khí non thiêng. Đoàn chúng tôi lần bước trên từng bậc đá. Cội tùng tỏa bóng. Những xù xì bạc mốc trên thân là minh chứng cho nước gội thời gian. Cây vẫn đứng đó mấy trăm năm trơ gan cùng tuế nguyệt.
Thủ tướng Chính phủ vừa có quyết định số 73/QĐ-TTg do Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà ký về việc công nhận 29 bảo vật quốc gia tại 15 tỉnh, thành phố. Như vậy, từ năm 2012 đến nay, Thủ tướng Chính phủ đã 12 lần quyết định công nhận 294 hiện vật, nhóm hiện vật là bảo vật quốc gia.
Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định công nhận bảo vật quốc gia (Đợt 12), trong đó có cặp rồng đá thành bậc đền Thượng (Cổ Loa) thời Lê Trung Hưng, hiện đang được lưu giữ tại Khu di tích Cổ Loa (xã Cổ Loa, huyện Đông Anh, Hà Nội).
Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật vừa xuất bản cuốn sách “Phát huy giá trị văn hóa, sức mạnh con người Việt Nam trong công cuộc xây dựng và phát triển đất nước” do PGS, TS Nguyễn Duy Bắc, Phó giám đốc Thường trực Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh và PGS,TS Vũ Thị Phương Hậu, Viện trưởng Viện Văn hóa và Phát triển, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, đồng chủ biên.
Từ hơn 800 tác phẩm của gần 500 tác giả tham dự Cuộc thi vẽ tranh "Di sản văn hóa Việt Nam qua hội họa", 100 tác phẩm xuất sắc nhất đã được lựa chọn trưng bày tại Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam, góp phần khắc họa vẻ đẹp lộng lẫy, đa sắc của hệ thống di sản văn hóa dân tộc, đồng thời thắp lên tình yêu, trách nhiệm gìn giữ, lan tỏa giá trị di sản cha ông.
Khơi thông nguồn lực để phát triển công nghiệp văn hóa
Hiện nay, phát triển công nghiệp văn hóa (CNVH) đặc biệt được quan tâm từ Trung ương tới địa phương. Sau Hội nghị văn hóa toàn quốc năm 2021, Hội nghị văn hóa của Quốc hội năm 2022, mới đây, tại Hội nghị toàn quốc về phát triển các ngành CNVH, CNVH được xác định là "đất vàng", góp phần phát triển kinh tế, xã hội bền vững trong thời gian tới. Chúng tôi cũng đã có cuộc phỏng vấn Thứ trưởng Bộ VHTTDL Trịnh Thị Thủy quanh vấn đề này.
ĐBP - Dân ca, dân vũ là các loại hình diễn xướng dân gian được hình thành trong đời sống lao động, sản xuất, tín ngưỡng, tôn giáo và các sinh hoạt cộng đồng các dân tộc thiểu số. Tại tỉnh Điện Biên, với 19 dân tộc cùng chung sống, mỗi dân tộc đều có bản sắc văn hóa, các làn điệu dân ca, dân vũ riêng đã tạo nên sự phong phú về các loại hình di sản văn hoá.
ĐBP - Trong khuôn khổ “Tuần Văn hóa, du lịch Điện Biên - Thanh Hóa năm 2024” rất nhiều người dân từ các nơi đổ về Quảng trường Lam Sơn, TP. Thanh Hóa trải nghiệm những nét văn hóa độc đáo của các dân tộc tỉnh Điện Biên.
ĐBP - Tối 20/1, tại Quảng trường Lam Sơn (TP. Thanh Hóa), UBND tỉnh Điện Biên và UBND tỉnh Thanh Hóa phối hợp tổ chức Chương trình giao lưu nghệ thuật truyền thống với chủ đề “Điện Biên – Thanh Hóa lung linh những sắc màu”. Đây là một trong chuỗi hoạt động thuộc Tuần Văn hóa, du lịch Điện Biên - Thanh Hóa tại tỉnh Thanh Hóa năm 2024.
ĐBP - Ngày 19/1, tại TP. Thanh Hóa, tỉnh Thanh Hóa, UBND tỉnh Điện Biên phối hợp với UBND tỉnh Thanh Hóa tổ chức Lễ khai mạc Tuần Văn hóa, du lịch Điện Biên - Thanh Hoá, năm 2024. Lễ khai mạc được truyền hình trực tiếp trên kênh TTV, Đài Phát thanh và Truyền hình Thanh Hóa và được tiếp sóng bởi Đài Phát thanh và Truyền hình Điện Biên; đồng thời được phát trực tiếp trên các nền tảng số.
Thứ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Nguyễn Thanh Lâm khẳng định, thời gian tới sẽ tiếp tục đổi mới, tối ưu hóa, đẩy mạnh hiệu ứng truyền thông để đưa Giải thưởng Sách Quốc gia lên một tầm cao mới...