Hầu hết mọi người đều nghĩ tủ lạnh là nơi dự trữ thức ăn an toàn nhất, song những nghiên cứu mới nhất cho thấy, nếu không biết cách dự trữ thực phẩm thì rất dễ gây ngộ độc thực phẩm cho gia đình.
Theo kết quả xét nghiệm mẫu liên quan vụ ngộ độc thực phẩm tại trường iSchool Nha Trang, cơ quan chức năng phát hiện khuẩn Salmonella, E.Coli và B.cereus trong mẫu cánh gà chiên trong bữa ăn tại trường. Vậy, 3 vi khuẩn này nguy hại tới sức khoẻ con người ra sao?
Sữa là thực phẩm có giá trị dinh dưỡng cao, tuy nhiên đây là loại thức ăn rất nhanh hỏng. Nếu không có ý thức trong việc vắt sữa, bảo quản, lưu thông và phân phối sữa thì người sử dụng sữa có thể bị mắc bệnh truyền nhiễm hoặc ngộ độc thực phẩm.
Tủ lạnh là một thiết bị hữu hiệu giúp làm chậm sự phát triển của vi khuẩn, bảo quản thức ăn không bị ôi thiu, nấm mốc. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết cách bảo quản thức ăn chín trong tủ lạnh bảo đảm chất lượng và an toàn.
Theo Hội Côn trùng học Việt Nam, sâu ban miêu hay còn gọi là con thầy cúng, manh trùng, ban manh, ban mao. Đây là sâu có cánh cứng, đầu hình tim, có rãnh dọc ở giữa, râu đen hình sợi. Thân sâu có 11 đốt, giữa đầu và thân có một chỗ thắt lại... Sâu ban miêu rất độc, nếu ăn phải sẽ bị ngộ độc, có thể tử vong.
Vì sức khỏe cộng đồng:
Các phương tiện truyền thông đã nhiều lần cảnh báo về tác hại của việc dùng hộp nhựa, túi ni lông, hộp xốp đựng đồ ăn nóng hay việc sử dụng giấy báo để gói thực phẩm. Tuy nhiên, với giá thành rẻ và tiện lợi nên nhiều người bán hàng rong, quán ăn đường phố vẫn dùng hộp xốp, túi ni lông để đựng thức ăn, đồ uống chế biến sẵn còn nóng hoặc dùng giấy báo gói xôi, bánh mì... cho khách có nhu cầu mang về.
Hiện nay, trên thị trường có bày bán các loại xoong, nồi, chảo… rẻ tiền lại có hình thức ưa nhìn được sản xuất từ nhôm tái chế. Tuy nhiên, các chuyên gia cảnh báo, những dụng cụ nhà bếp bằng nhôm tái chế này khi sử dụng sẽ tiềm ẩn nhiều nguy cơ nhiễm độc kim loại đối với sức khỏe con người.
Rượu là đồ uống có từ lâu đời không những ở Việt Nam, mà trên toàn thế giới. Tuy nhiên, nếu lạm dụng rượu hoặc uống rượu không đúng cách sẽ gây ngộ độc, tổn thương trực tiếp sức khỏe, thậm chí gây tử vong. Đặc biệt, tình hình sản xuất rượu giả, rượu lậu tràn lan, gây hậu quả nghiêm trọng cho sức khỏe.
Mới đây, một nam thanh niên 22 tuổi (ở thành phố Hồ Chí Minh) sau khi uống 3 ly cà phê bất ngờ bị co cứng tay chân, ngã xuống đường khi đang lái xe và được người xung quanh đưa đi cấp cứu.
Bệnh truyền qua thực phẩm do ký sinh trùng là nhóm bệnh khá phổ biến, liên quan nhiều đến phong tục, tập quán ăn uống của người dân như: Ăn tiết canh sống, gỏi sống, các loại đồ ăn, thức uống chưa được đun sôi, nấu kỹ... Vậy, làm thế nào để phòng tránh bệnh truyền qua thực phẩm do ký sinh trùng?
Dưa chuột với hơn 90% thành phần là nước nên là nguồn cung cấp độ ẩm và giúp cơ thể giải độc tố. Thêm nữa, dưa chuột chứa đủ lượng đường cùng với các vitamin nhóm B, chất điện giải và các dinh dưỡng cần thiết sẽ hỗ trợ làm giảm đau đầu, mệt mỏi ở người say rượu, giúp giải nhiệt, làm đẹp da... Tuy nhiên, bên cạnh những lợi ích mang lại của dưa chuột, các chuyên gia an toàn thực phẩm lưu ý người tiêu dùng khi ăn dưa chuột cần tránh những điều dưới đây.