Theo Thông tư số 78/2021/TT-BTC được Bộ Tài chính ban hành, từ ngày 1-7-2022 hóa đơn giấy sẽ không còn hiệu lực, thay vào đó là áp dụng hóa đơn điện tử (HĐĐT). Kế hoạch này được cộng đồng doanh nghiệp đánh giá cao bởi những tiện ích mà HĐĐT mang lại.
Sử dụng hóa đơn điện tử:
ĐBP - Trong bối cảnh doanh nghiệp đang đặt mục tiêu cắt giảm chi phí sản xuất, hoạt động vận hành để nâng cao năng lực cạnh tranh thì việc đưa hóa đơn điện tử vào sử dụng được xem là một giải pháp lợi cả đôi đường.
ĐBP - Từ đầu năm đến nay, trước những khó khăn do ảnh hưởng bởi dịch bệnh Covid-19, ngành Thuế tỉnh chủ động triển khai quyết liệt nhiều giải pháp để đạt mục tiêu vừa phòng chống dịch, vừa hoàn thành nhiệm vụ thu ngân sách Nhà nước (NSNN) năm 2021.
ĐBP - Thời gian qua, ngành Thuế đã tập trung cải cách thủ tục hành chính thuế góp phần tạo dựng môi trường kinh doanh thuận lợi cho các tổ chức, cá nhân người nộp thuế. Tuy nhiên, thời gian gần đây một số doanh nghiệp vẫn lợi dụng sự thông thoáng của cơ chế chính sách để sử dụng hóa đơn không hợp pháp và sử dụng không hợp pháp hóa đơn nhằm mua bán, sử dụng hóa đơn trái phép thu lợi bất chính. Trước tình hình này, để kịp thời ngăn chặn việc thành lập doanh nghiệp để mua bán hóa đơn trái phép, sử dụng hóa đơn không hợp pháp thu lời bất chính, gây thất thu cho ngân sách Nhà nước. Ngày 28/7/2021, Tổng cục Thuế đã ban hành Công văn số 2838/TCT-KTNB về việc chấn chỉnh, kiểm tra, rà soát, có biện pháp phòng ngừa xử lý đối với người nộp thuế có rủi ro về hành vi mua bán, sử dụng hóa đơn bất hợp pháp. Theo đó, Tổng cục Thuế yêu cầu Cục Thuế các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương thực hiện và tăng cường triển khai một số giải pháp như:
1. Điều kiện để một số dụng cụ, thiết bị y tế áp dụng mức thuế suất thuế GTGT 5%
ĐBP - Ấn chỉ thuế là loại ấn phẩm được in theo chỉ định tại các Luật thuế, Pháp lệnh thuế và các văn bản pháp quy dùng để quản lý thu thuế, thu phí, lệ phí cho Ngân sách Nhà nước. Ấn chỉ thuế bao gồm: Các loại hóa đơn, các loại biên lai thuế, các loại biên lai phí, lệ phí, các loại ấn chỉ khác (gọi tắt là ấn chỉ); Các loại hoá đơn gồm: Hóa đơn giá trị gia tăng, Hóa đơn bán hàng (bao gồm cả Hóa đơn bán hàng dùng cho tổ chức, cá nhân trong khu phi thuế quan), Hóa đơn kiêm tờ khai hoàn thuế GTGT, Hóa đơn bán hàng dự trữ quốc gia, Phiếu xuất kho kiêm vận chuyển nội bộ, Phiếu xuất kho hàng gửi bán đại lý được quản lý như hóa đơn, Các loại hóa đơn khác (tem, vé, thẻ, ...); Biên lai thuế gồm: Biên lai thu thuế, biên lai thu tiền phạt (có mệnh giá, không có mệnh giá), chứng từ khấu trừ thuế thu nhập cá nhân; biên lai thu tiền, Tem thuốc lá sản xuất trong nước được quản lý trong ứng dụng Quản lý ấn chỉ như biên lai thuế; Biên lai phí, lệ phí gồm: Các loại biên lai phí, lệ phí không mệnh giá; các loại biên lai phí, lệ phí có mệnh giá; Tem rượu sản xuất trong nước được quản lý trong ứng dụng Quản lý ấn chỉ như biên lai phí, lệ phí; Ấn chỉ khác gồm: Các loại tờ khai, sổ sách, báo cáo...
Ngành Thuế đang tích cực hoàn thiện để chuẩn bị đưa ứng dụng thuế điện tử dành cho thiết bị di động (Etax-mobile) vào triển khai.
ĐBP - Nhằm tháo gỡ khó khăn trong sản xuất kinh doanh cho các doanh nghiệp, tổ chức, hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh bị tác động tiêu cực bởi dịch bệnh Covid-19, ngày 19/4/2021, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 52/2021/NĐ-CP về gia hạn thời hạn nộp thuế giá trị gia tăng (GTGT), thuế thu nhập doanh nghiệp (TNDN), thuế thu nhập cá nhân (TNCN) và tiền thuê đất năm 2021. Ngày 20/4/2021, Tổng cục Thuế ra Công điện số 05/CĐ-TCT về triển khai Nghị định số 52/2021/NĐ-CP và ngày 23/4/2021, UBND tỉnh cũng đã ban hành Công văn số 1166/UBND-KT về việc triển khai Nghị định số 52/2021/NĐ-CP.
Thời gian qua, mặc dù cùng trong bối cảnh khó khăn, nhiều doanh nghiệp, tổ chức trên khắp mọi miền đất nước, đã thể hiện tinh thần tương thân tương ái, hưởng ứng và chung tay cùng Nhà nước trong các hoạt động phòng, chống dịch bệnh Covid-19, trong đó có việc ủng hộ, tài trợ bằng tiền, hiện vật (thuốc men, trang thiết bị y tế, lương thực, thực phẩm…). Việc ủng hộ, tài trợ này là nghĩa cử tốt đẹp, mang tính nhân đạo cao cần được động viên, khuyến khích, đặc biệt là khi ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19 được đánh giá vẫn còn diễn biến nghiêm trọng, phức tạp trong thời gian tới. Để thể hiện sự động viên, khuyến khích của Nhà nước đối với tinh thần chung tay của doanh nghiệp, tổ chức cho các hoạt động phòng, chống dịch bệnh Covid-19 trong thời gian đã qua cũng như khuyến khích doanh nghiệp, tổ chức tiếp tục thực hiện hoạt động ủng hộ, tài trợ, nhằm lan tỏa tình đoàn kết, tinh thần tương thân tương ái trong xã hội. Ngày 31/3/2021, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 44/2021/NĐ-CP hướng dẫn thực hiện về chi phí được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế thu nhập doanh nghiệp (TNDN) đối với khoản chi ủng hộ, tài trợ của doanh nghiệp, tổ chức cho các hoạt động phòng, chống dịch Covid-19. Theo đó:
ĐBP - Ngày 9/7, Tổng cục Thuế tổ chức hội nghị trực tuyến toàn quốc sơ kết công tác thuế 6 tháng đầu năm; triển khai nhiệm vụ, giải pháp 6 tháng cuối năm.
ĐBP - Từ đầu năm đến nay, ngoài việc thực hiện tốt công tác quản lý nguồn thu, Cục Thuế tỉnh còn tập trung triển khai quyết liệt, đồng bộ nhiều giải pháp để đôn đốc, xử lý thu hồi nợ đọng thuế. Tuy nhiên trong quá trình thực hiện vẫn còn gặp một số khó khăn, tình trạng nợ thuế còn dây dưa, kéo dài.