Sáng 26-5, theo tin từ Bộ Y tế, thực hiện chỉ đạo của Bộ Y tế về việc tăng cường giám sát, phòng, chống bệnh đậu mùa khỉ, Cục Y tế dự phòng đã có Công văn số 551/DP-DT gửi các Viện Vệ sinh dịch tễ, Pasteur; Sở Y tế các tỉnh, thành phố, trong đó đưa ra 6 biện pháp tạm thời phòng, chống bệnh đậu mùa khỉ.
Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế) vừa đưa ra cảnh báo về việc thực phẩm bảo vệ sức khỏe Orihiro Nattokinase capsules vi phạm quy định về quảng cáo.
Hiện nay, do nhịp sống hiện đại bận rộn nên nhiều gia đình mua thực phẩm từ tươi sống đến các loại đã được nấu chín trữ trong tủ lạnh ăn trong nhiều ngày. Việc trữ quá nhiều thức ăn, để chung đồ ăn sống và chín trong tủ lạnh là nguyên nhân dẫn đến các thực phẩm có thể bị nhiễm khuẩn chéo, gây ra ngộ độc thực phẩm. Vậy, làm thế nào để bảo quản các thực phẩm an toàn trong tủ lạnh?
ĐBP - Hiện nay đang vào thời điểm giao mùa, là điều kiện thuận lợi cho nhiều loại dịch bệnh phát triển, như: Thủy đậu, tay chân miệng, cúm, viêm đường hô hấp, các bệnh do muỗi truyền nhiễm… Trước tình hình đó, ngành Y tế khuyến cáo người dân cần nâng cao nhận thức, ý thức trách nhiệm để bảo vệ sức khỏe cho bản thân, gia đình và cộng đồng.
ĐBP - Ngày 17/5, Bệnh viện Đa khoa tỉnh cấp cứu thành công 2 người trong cùng gia đình bị ngộ độc sau khi uống rượu ngâm củ ấu tàu.
ĐBP - Theo báo cáo của Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh, 3 tháng đầu năm 2022 toàn tỉnh ghi nhận 56 trường hợp mắc thủy đậu, 1.214 trường hợp mắc tay chân miệng, 7 trường hợp mắc quai bị, 10 trường hợp mắc viêm não vi rút... Chủ động trước các tình huống dịch bệnh, Trung tâm đã xây dựng kế hoạch, theo dõi, giám sát tích cực thông tin dịch bệnh tại cơ sở để khoanh vùng, khống chế, xác minh cũng như triển khai các biện pháp chống dịch kịp thời, hạn chế thấp nhất ảnh hưởng của dịch bệnh tới sức khoẻ nhân dân và kinh tế - xã hội.
Khoai tây là một trong những loại thực phẩm chế biến được nhiều món ngon hấp dẫn. Tuy nhiên, nếu ăn khoai tây bị mọc mầm hoặc ăn phải củ có vỏ ngoài màu xanh rất dễ bị ngộ độc chất solanine và hợp chất glycoalkaloid.
ĐBP - Trẻ nhỏ rất dễ bị viêm đường hô hấp dưới do sức đề kháng còn yếu, nhạy cảm với các tác nhân gây bệnh kết hợp với môi trường sống ô nhiễm hoặc thay đổi thời tiết. Viêm đường hô hấp dưới hay nhiễm trùng đường hô hấp dưới là các bệnh lý nhiễm trùng ảnh hưởng đến đường hô hấp dưới (ở dưới thanh quản), trong đó viêm phổi và phế quản, tiểu phế quản là bệnh lý viêm hô hấp dưới thường gặp nhất. Bệnh có thể nguy hiểm đến tính mạng nếu không được điều trị kịp thời.
Ngày 5-5, Cục Quản lý dược (Bộ Y tế) có Công văn số 3520/QLD-CL về việc thuốc giả Molnupiravir phát hiện tại Thụy Sĩ trên nhãn có thông tin tiếng Việt, gửi Sở Y tế các tỉnh, thành phố.
Trước thông tin Cục Quản lý dược (Bộ Y tế) có quyết định thu hồi giấy đăng ký lưu hành và thu hồi các thuốc chứa hoạt chất Rosuvastatin 40mg do có chống chỉ định cho người châu Á, khiến nhiều người bệnh lo lắng, đại diện Cục Quản lý dược (Bộ Y tế) khẳng định, không phải thu hồi toàn bộ các loại thuốc có chứa hoạt chất nêu trên.
ĐBP - Vàng da ở trẻ sơ sinh xuất hiện khi hàm lượng bilirubin (một chất do các tế bào hồng cầu bị vỡ sinh ra) trong máu tăng cao. Vàng da sơ sinh có thể ở mức độ nhẹ (vàng da sinh lý) nhưng cũng có khi tiến triển nặng (vàng da bệnh lý) gây nên nhiều biến chứng nguy hiểm ở trẻ. Do vậy, các bậc phụ huynh nên trang bị một số kiến thức cơ bản để phân biệt vàng da sơ sinh và vàng da bệnh lý.