ĐBP - Toàn tỉnh có 21 xã đạt chuẩn nông thôn mới (NTM) và 27 xã cơ bản đạt chuẩn. Tuy nhiên, hiện nay còn tình trạng bị “rớt hạng” tiêu chí sau mỗi kỳ rà soát, đánh giá xếp hạng NTM hàng năm.
ĐBP - Ngày 8/2, UBND huyện Nậm Pồ phối hợp với Văn phòng Điều phối nông thôn mới tỉnh tổ chức triển khai kế hoạch thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia (MTQG) xây dựng nông thôn mới (NTM) và hướng dẫn thực hiện nội dung hỗ trợ các hoạt động sản xuất thuộc 3 chương trình MTQG giai đoạn 2021 - 2025.
ĐBP - Đến hết năm 2022, toàn tỉnh có 52 xã đạt chuẩn và cơ bản đạt chuẩn nông thôn mới (NTM), trong đó có 22 xã đạt chuẩn NTM. Để có được kết quả này, ngoài nguồn lực đầu tư của Nhà nước, có đóng góp to lớn của người dân, nhất là trong việc hiến đất làm đường giao thông, xây dựng các công trình văn hóa, cơ sở vật chất… Đời sống người dân trên địa bàn tỉnh, nhất là người dân vùng cao còn khó khăn, nhưng không ít hộ nghèo vì lợi ích chung của cộng đồng sẵn sàng hiến “tấc đất, tấc vàng” xây dựng NTM.
ĐBP - Với sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, đặc biệt là người dân đồng thuận cao, phong trào xây dựng thôn, bản nông thôn mới (NTM) kiểu mẫu trên địa bàn tỉnh đang có sức lan tỏa mạnh mẽ và mang lại kết quả tích cực. Những vùng quê mang sức sống mới với những gam màu tươi sáng.
ĐBP - Chúng tôi đến bản Hin 2, xã Na Sang (huyện Mường Chà) khi dân bản đang vệ sinh đường làng, ngõ xóm chuẩn bị đón tết cổ truyền của dân tộc.
ĐBP - Pu Lau từng là một trong những bản vùng xa, khó khăn nhất của xã Mường Nhà (huyện Điện Biên) với tỷ lệ hộ nghèo trên 70%; đường giao thông chưa được bê tông hóa. Những năm gần đây, được sự đầu tư của Nhà nước thông qua các chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững, xây dựng nông thôn mới... cùng sự nỗ lực vươn lên của người dân, Pu Lau đã trở thành bản tiên phong, kiểu mẫu về xóa đói giảm nghèo.
ĐBP - Là địa phương dẫn đầu toàn tỉnh về xây dựng nông thôn mới (NTM), đến nay huyện Điện Biên có 16/21 xã được công nhận đạt chuẩn và cơ bản đạt chuẩn NTM; phấn đấu đến năm 2025 được công nhận đạt chuẩn NTM cấp huyện. Để đạt được mục tiêu đề ra, huyện Điện Biên chủ động phối hợp với các cơ quan liên quan tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong thực hiện các chỉ tiêu, tiêu chí xây dựng NTM. Hiện nay, huyện đang rà soát, đánh giá, xác định rõ nội dung công việc còn lại để xây dựng huyện đạt chuẩn NTM vào năm 2025.
ĐBP - Những ngôi nhà mới khang trang, những con đường trải nhựa, bê tông được mở rộng, sạch đẹp; hệ thống trường học, trạm y tế, nhà văn hóa trung tâm, nhà văn hóa thôn bản được nâng cấp, xây mới... Cuộc sống của người dân xã Lay Nưa (TX. Mường Lay) đang dần đổi thay, người dân càng thêm tự hào, gắn bó với mảnh đất quê mình...
ĐBP - Năm 2022 là năm đầu tiên tỉnh ta triển khai thực hiện Chương trình Mục tiêu quốc gia Xây dựng nông thôn mới (NTM) giai đoạn 2021 - 2025. Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện bộ tiêu chí mới, các xã gặp nhiều khó khăn do các chỉ tiêu thành phần tăng cao (tăng 9 chỉ tiêu) so với giai đoạn 2016 - 2020. Đặc biệt, các tiêu chí, chỉ tiêu đều có sự thay đổi theo hướng nâng cao chất lượng.
ĐBP - Noong Hẹt là một trong những xã của huyện Điện Biên được chọn phấn đấu về đích nông thôn mới (NTM) nâng cao năm 2022. Để đạt được các tiêu chí xây dựng xã NTM nâng cao, Ban Chỉ đạo xây dựng NTM của xã đẩy mạnh công tác tuyên truyền vận động nâng cao ý thức, trách nhiệm của người dân chung tay xây dựng các tiêu chí bằng nhiều hình thức phong phú, đa dạng. Kết quả, đến tháng 11/2022, xã đã cơ bản đạt 19/19 tiêu chí xã NTM nâng cao. Trong đó một số tiêu chí như: Thu nhập bình quân đầu người đến tháng 11/2022 đạt trên 47,2 triệu đồng/năm; tỷ lệ lao động có việc làm thường xuyên đạt trên 92%; tỷ lệ hộ có nhà kiên cố đạt chuẩn trên 99%; hộ đạt gia đình văn hóa, cảnh quan môi trường nông thôn được cải thiện rõ nét; tình hình an ninh trật tự của xã được giữ vững...
ĐBP - Trong 19 tiêu chí của Bộ tiêu chí nông thôn mới (NTM), việc nâng cao thu nhập cho người dân là tiêu chí được các ngành chức năng, chính quyền địa phương xác định là nhiệm vụ trọng tâm xuyên suốt. Thực tiễn xây dựng NTM ở tỉnh ta thời gian qua đã khẳng định, sản xuất nông nghiệp theo hình thức cá thể của người nông dân, bên cạnh những hiệu quả thiết thực góp phần quan trọng vào công tác xóa đói giảm nghèo, cũng bộc lộ những nhược điểm trước nền kinh tế thị trường bởi hiệu quả kinh tế và tính cạnh tranh còn thấp. Trong khi đó, kinh tế tập thể (KTTT) nếu phát triển đúng hướng sẽ là một yếu tố và động lực cơ bản để đổi mới tư duy, nâng cao trình độ sản xuất trên mọi phương diện, mang lại hiệu quả kinh tế cao trong nông nghiệp, nông thôn, tạo nền tảng thúc đẩy quá trình xây dựng NTM.