Sáng 6-4, tại Hà Nội, Cục Mỹ thuật, Nhiếp ảnh và Triển lãm tổ chức phát động Cuộc thi và Triển lãm ảnh nghệ thuật Việt Nam năm 2022 (trước đây gọi là Triển lãm ảnh nghệ thuật toàn quốc).
Chỉnh trang, cải tạo cảnh quan; quy hoạch hàng quán, dịch vụ; bổ sung phương án phòng, chống dịch Covid-19; sẵn sàng kịch bản đón tiếp đồng bào… là những phần việc đã được tỉnh Phú Thọ hoàn tất cho sự kiện Giỗ Tổ Hùng Vương - Lễ hội đền Hùng năm 2022. Tất cả nhằm đáp ứng cao nhất những mong mỏi của đồng bào trong ngày hội lớn của dân tộc - ngày hội về nguồn.
ĐBP - Những năm qua, phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” trên địa bàn huyện Mường Nhé được triển khai sâu rộng, thiết thực, hiệu quả, tạo sức lan tỏa trong cộng đồng dân cư. Thông qua phong trào, đã góp phần nâng cao đời sống vật chất, tinh thần, tình đoàn kết, tạo động lực phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.
Với chủ đề “Về với những đỉnh núi Lai Châu kỳ vĩ”, Tuần Du lịch-Văn hóa Lai Châu năm 2022 sẽ diễn ra trong 4 ngày (từ ngày 14 đến 17/4) với nhiều hoạt động du lịch, văn hóa, văn nghệ, thể thao mang đặc thù địa phương, độc đáo và đa sắc màu.
Trong tháng 4, sẽ có nhiều hoạt động hấp dẫn tại Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam với chủ đề “Rực rỡ sắc màu văn hóa các dân tộc Việt Nam”.
Trung ương Đoàn vừa phát động cuộc thi sáng tác tranh cổ động Đại hội Đoàn toàn quốc lần thứ XII, nhiệm kỳ 2022-2027.
ĐBP - Những năm qua, phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” gắn với xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện Điện Biên đã được các cấp ủy đảng, chính quyền, đoàn thể triển khai thực hiện đồng bộ, thu hút đông đảo người dân tham gia. Qua đó, góp phần quan trọng trong việc thực hiện thắng lợi các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội, nâng cao chất lượng đời sống vật chất, tinh thần, tình đoàn kết trong cộng đồng dân cư.
ĐBP - Ban Quản lý di tích (Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch) phối hợp với Viện Khảo cổ học vừa tổ chức báo cáo sơ bộ kết quả khai quật lần thứ nhất hang Thẩm Tâu, xã Pa Ham, huyện Mường Chà năm 2022.
Ngày 31-3, tại Hà Nội, Cục Văn hóa cơ sở, Bộ VH-TT-DL phát động thi sáng tác tranh cổ động kỷ niệm 75 năm Ngày Thương binh - Liệt sĩ (27-7-1947 _ 27-7-2022), dành cho các họa sĩ chuyên nghiệp và không chuyên nghiệp; công dân Việt Nam và người Việt Nam định cư ở nước ngoài.
ĐBP - Có mặt tại bản Chiềng Khoang, thị trấn Tuần Giáo, huyện Tuần Giáo tối thứ 7, chúng tôi như được hòa mình vào không khí vui tươi, nét văn hóa đặc trưng dân tộc Thái nơi đây. Hòa cùng tiếng nhạc rộn ràng, là những bước chân uyển chuyển, mềm mại của người phụ nữ Thái trong bộ áo cóm say sưa múa xòe. Tranh thủ trò chuyện với chúng tôi, bà Bạc Thị Mỹ (80 tuổi), Chủ nhiệm Câu lạc bộ Bảo tồn văn hóa dân tộc bản Chiềng Khoang, người am hiểu về điệu xòe Thái chia sẻ: “Điệu xòe của dân tộc Thái có từ lâu đời, giữ vai trò quan trọng trong đời sống tinh thần của đồng bào. Từ khi sinh ra, người Thái đã lớn lên cùng với điệu xòe. “Xòe” theo tiếng Thái nghĩa là múa. Trải qua thời gian, đồng bào Thái đã và đang không ngừng xây dựng và phát triển nghệ thuật xòe đa dạng, đặc sắc về giá trị văn hóa truyền thống. Xòe trở thành biểu tượng của tình yêu, tình đoàn kết, là sự kết tinh những kinh nghiệm sống và lối tư duy sáng tạo của con người trong sinh hoạt thường ngày”. Cũng theo bà Mỹ: “Nếu bây giờ không gìn giữ, truyền dạy cho thế hệ trẻ thì rồi sẽ có ngày con cháu mình không còn biết múa, người Thái quên đi bản sắc truyền thống của dân tộc mình”. Với ý nghĩ đó, bà Mỹ đã xây dựng đội múa xòe của bản với hơn 40 thành viên; đều đặn vào các buổi tối, chị em lại tập trung tại nhà văn hóa bản để cùng giao lưu, trao đổi với nhau về các bài hát, các điệu múa xòe.