Giới thiệu chính sách pháp luật mới

Đối tượng, biện pháp nuôi dưỡng rừng tự nhiên

08:52 - Thứ Năm, 08/12/2022 Lượt xem: 2331 In bài viết

Bộ NN&PTNT đã ban hành Thông tư số 17/2022/TT-BNNPTNT (ngày 27-10-2022) sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 29/2018/TT-BNNPTNT ngày 16-11-2018 của Bộ trưởng Bộ NN&PTNT quy định về các biện pháp lâm sinh. Điều 1 của thông tư đã sửa đổi, bổ sung Khoản 1, Điều 6 và Điểm a, Khoản 2, Điều 6 Thông tư số 29/2018/TT-BNNPTNT về đối tượng, nội dung biện pháp nuôi dưỡng rừng tự nhiên như sau:

- Đối với rừng phòng hộ là rừng phục hồi, rừng nghèo kiệt có trữ lượng cây đứng dưới 30m3/ha, số lượng cây gỗ đạt chiều cao tham gia vào tán rừng với số lượng từ 400 cây/ha trở lên và cây tái sinh mục đích có chiều cao trên 1m với số lượng từ 500 cây/ha trở lên. Mật độ cây gỗ và cây tái sinh mục đích phân bố tương đối đều trên toàn diện tích.

- Rừng tre nứa có tỷ lệ che phủ trên 60% và từ 200 bụi/ha trở lên, phân bố tương đối đều trên toàn diện tích;

- Đối với rừng sản xuất là rừng phục hồi, rừng nghèo kiệt có trữ lượng cây đứng dưới 30m3/ha, đáp ứng mục đích sản xuất kinh doanh có số lượng cây gỗ tầng cao, chất lượng tốt trên 500 cây/ha và cây tái sinh mục đích đạt chiều cao trên 1m với số lượng trên 1.000 cây/ha. Mật độ cây gỗ và cây tái sinh mục đích phân bố tương đối đều trên toàn diện tích.

Rừng tre nứa có tỷ lệ che phủ trên 70% và từ 200 bụi/ha trở lên, phân bố tương đối đều trên toàn diện tích.

- Đối với rừng thân gỗ thuộc rừng phòng hộ: Thực hiện phát dây leo, chặt cây cong queo, sâu bệnh, dập gãy, cụt ngọn; không phát cây bụi, thảm tươi; giữ lại những cây sinh trưởng khỏe mạnh, bảo đảm độ tàn che tối thiểu 0,6. Số lần chặt từ 1 lần đến 3 lần, giữa hai lần chặt cách nhau từ 3 năm đến 10 năm.

Thông tư số 17/2022/TT-BNNPTNT có hiệu lực từ ngày 12-12-2022.

Theo HNM
Bình luận

Tin khác

Back To Top