Sinh hoạt tư tưởng

Văn hóa tự phê bình và phê bình

07:52 - Thứ Tư, 04/01/2023 Lượt xem: 4557 In bài viết

ĐBP - Kiểm điểm cuối năm là một trong những nội dung đánh giá của tổ chức đảng, đảng viên nhằm phát huy tinh thần tự phê bình và phê bình trong mỗi tổ chức đảng, cán bộ, đảng viên.

Tự phê bình và phê bình hiệu quả khi mỗi đảng viên thẳng thắn, trung thực, nghiêm túc trong nhìn nhận, đánh giá về bản thân và đồng chí mình; kể cả ưu điểm và khuyết điểm để từ đó phát huy ưu điểm, có giải pháp khắc phục khuyết điểm. Tự phê bình và phê bình phải luôn song hành với nhau.

Thực tế vẫn còn những đảng viên ngại va chạm, ít phát biểu ý kiến trong sinh hoạt chi bộ. Ngoài ra, một số đảng viên vì tự ái cá nhân, sợ thành kiến mà chưa nghiêm khắc tự phê bình. Thậm chí tìm cách che giấu khuyết điểm, nói tốt về mình. Đối với việc phê bình đồng chí khác, cốt sao nói nhiều ưu điểm còn khuyết điểm thì chung chung, không dám thẳng thắn đấu tranh phê phán mà giữ thái độ “dĩ hòa vi quý” để không mất lòng nhau.

Bên cạnh đó, việc tự phê bình cũng giống như phê bình, phải căn cứ qua việc chấp hành chủ trương, đường lối chính sách, qua việc thực hiện nhiệm vụ được giao để đánh giá. Cụ thể, xuất phát từ công việc chuyên môn, nhiệm vụ được giao mà nhận xét; thực tế đến đâu, nhận xét đến đó, không thêm, bớt. Việc tự phê bình và phê bình cũng cần xem xét toàn diện, có ưu, có khuyết, không nên trong suốt quá trình phấn đấu chỉ nhìn thấy khuyết điểm nhỏ, mà đánh giá, nhận xét làm ảnh hưởng cả quá trình phấn đấu của đồng chí mình. Đánh giá, phê bình phải tiếp thu qua nhiều kênh thông tin khác nhau để đảm bảo tính dân chủ, khách quan. Không lợi dụng phê bình để soi mói, “bới lông, tìm vết”, yêu cho tốt, ghét cho xấu. Tự phê bình và phê bình phải xuất phát từ tình yêu thương đồng chí, giúp đỡ đồng chí tiến bộ. Ngược lại mỗi cá nhân được phê bình cũng phải thẳng thắn nghiêm khắc, soi rọi lại bản thân, thẳng thắn thừa nhận khuyết điểm (nếu có) để khắc phục, không nên có những phản ứng tiêu cực, thái quá.

Để nâng cao chất lượng tự phê bình và phê bình trong sinh hoạt chi bộ nói riêng và kiểm điểm đảng viên nói chung, mỗi đảng viên cần nắm vững mục đích ý nghĩa, nguyên tắc, thái độ, phương pháp tự phê bình và phê bình. Điều này nói thì dễ, làm thì khó, nhất là khi thừa nhận cái sai, yếu kém của mình trước tập thể. Bởi vậy, tùy việc, thời điểm có thể linh hoạt trong cách phê bình, để giúp đồng chí mình vừa khắc phục khuyết điểm mà không cảm thấy tự ti, hay sợ mất thể diện. Đồng thời, chi bộ cũng cần thực hiện nghiêm việc kiểm tra, giám sát mức độ hoàn thành, khắc phục khuyết điểm, yếu kém đã chỉ ra...

Minh Châu
Bình luận

Tin khác

Back To Top